Friday, April 26, 2013

Đọc cho vui



 Ý thức - Tinh thần – Tâm thức ­­­­­­­­­

Câu hỏi hóc búa nhất và cũng thú vị nhất của triết học phương Tây và khoa học tiến bộ nhân loại trong thê kỉ  21 đang và sẽ  là :

Ý thức là gì nhỉ ?

Triết học Tây Phương và Khoa học tiến bộ nhất hiện nay chưa tìm được phương pháp thích đáng nhất để khảo sát  hiểu được bản chất thâm sâu tối hậu của  ý thức.
Vì sao ?
Vì 2 lý do sau:
1: Phương pháp khảo sát của THTP và KH  là phương pháp nhị nguyên thực thể : coi ý thức  và cái xọ não là 2 thực thể hoàn toàn độc lập với nhau.
2. Phương pháp khảo sát của THTP và KH là phương pháp nhất nguyên thực thể, Coi ý thức và xọ não chỉ là một thực thể . Tức là  ý thức  chỉ là do hoạt động vật lý  của bộ não sinh ra

Tóm lại : Cả hai phương pháp này tìm hiểu ý thức qua các giá trị của các phương diện của thế giới vật chất.

Khi THTP và KH đang “ Bó tay.com” thì triết học của sự minh triết phương đông ( Triết học phật giáo ) cười tủm tỉm trả lời như thế này :

Ý thức ( mà triết học Phật giáo gọi là Tâm thức )  một thực tại có đủ hai phẩm tính sau : Sáng suốt và nhận biết.

Sáng suốt là khả năng của các trạng thái tinh thần để khám phá hay quán chiếu hay tỏ tường

Nhận biết là cơ sở của các trạng thái tinh thần nhằm nhận thức hay nắm bắt điều gì xảy ra

Để dẽ hiểu : phải hiểu Tâm  thức trong các ngôn từ ẩn dụ như là ánh sáng hay một dòng sông lưu chuyển.
Chức năng chính của ánh sáng là tỏa sáng  Vậy thì :
Tâm thức soi sáng các đối tượng của nó.
Trong ánh sáng không có sự phân biệt giữa sự chiếu sáng và vật rọi sáng. Do vậy:
Trong tâm thức không có sự khác nhau thật sự giữa tiến trình của việc nhận biết và vật nhận biết.
Vậy là trong tâm thức có  phẩm chất của sự tỏa sáng.
Triết học Phật giáo có ba phương diện phân biệt nền tảng (  hay ba tính năng ) của thế giới các sự vật do duyên sinh (thế giới mà ta đang sống )Vật chất – các vật thể vật lý
1.      Tâm thức – các trải nghiệm chủ quan
2.      Các thể cấu hợp (*)trừu tượng ( các cấu hợp tinh thần)
( *) thể cấu hợp :  Tất cả mọi sự vật và hiện tượng của thực tại đều tồn tại ở mức danh định. Mức tồn tại của nó ở tầng vi tế sẽ là sự chuyển hợp sinh diệt liên tục trong từng thời điểm cực ngắn. Quan điểm này ngày nay phù hợp với các kết quả thực nghiệm về cấu trúc hạ nguyên tử trong Vật lý lượng tử.
Trong Phật học có dùng thuật ngữ “Tam tạo tác pháp” để chỉ sự phân chia cái thế giới mà ta đang sống này bao gồm sắc (vật chất có hình dạng), tâm (tinh thần), và phi sắc phi tâm (những gì không phải là sắc hay tâm).
Triết học Phật giáo và Khoa học đều cùng truy cứu các đặc tính chủ chốt  cấu trúc nên thế giới vật chất về các tính chất  sự giản nở, không gian, thời gian và  các hiện tượng các hạt vi mô, các trường (như điện từ trường) khác nhau, và các lực của tự nhiên (như trọng lực) thuộc về giới đầu tiên ( giới vật chất ) này của thực tại.
Nhưng triết học  Phật giáo còn có truy cứ thêm  các kinh nghiệm chủ quan, như là các tiến trình tư tưởng, các nhận thức thụ cảm, các thụ cảm, và các  loại xúc cảm rất phong phú tùy thuộc rất lớn vào các mạng lưới thần kinh, các tế bào não, các cơ quan thụ cảm – Tâm thức giới thụ hưởng một trạng thái tách biệt so với vật chất giới.
Theo quan điểm của Triết học Phật giáo thì Tâm thức giới không quy giảm vào trong thế giới của vật chất, dù  nó phụ thuộc vào thế giới đó để hoạt hóa.( tính Không : sự phụ thuộc lẫn nhau của  thực tại )
Vấn theo quan điểm của Triết học Phật giáo có một giới thứ ba của thực tại, đó là : Các cấu hợp trừu tượng, mà không thể được miêu tả như là vật chất theo ý nghĩa chúng là cấu hợp của các cấu trúc vật chất, mà cũng không thể được miêu tả như là tinh thần theo ý nghĩa là các kinh nghiệm chủ quan nội tâm
Nhưng ta nghĩ sao về việc tự quan sát trực tiếp vào Tâm thức và  các đặc trưng của nó là gì và nó vận hành như thế nào?
Phải chăng tất cả vật thể sống (gồm cả thực vật  động vật) đều chia sẻ chung loại Tâm thức này?
Phải chăng sự sinh tồn của Tâm thức chỉ có khi ta nhận biết sự trình hiện của nó, (chẳng hạn trong giấc ngủ không mộng mị thì Tấm thức có thể được coi như là tiềm tàng hay ngay cả bị triệt tiêu) ?
Phải chăng  Tâm thức được tạo thành từ chuỗi những thời điểm của sự dao động tinh thần, hay là nó liền tục nhưng thay đổi một cách liên tiếp?
Phải chăng Tâm thức là một cấp độ nào đó của vật chất? ( tâm thức thô và tâm thức vi tế )
Phải chăng Tâm thức luôn luôn cần một đối tượng – sự vật mà được nó ý thức đến?
Quan hệ của nó với tiềm thức là gì – không phải chỉ tính đến các sự kiện điện hóa vô thức của não bộ mà cả sự phức hợp hơn và có lẽ bao gồm cả những thèm muốn, những ký ức, và những ước tính tiềm thức?
Với bản chất vốn chủ quan cao độ của trải nghiệm về Tâm thức thì liệu có bao giờ một hiểu biết khoa học với một giá trị khách quan, ở ngôi xưng hô thứ ba – khả dĩ đạt tới không?
Câu hỏi về Tâm thức đã thu hút nhiều chú ý trong lịch sử lâu dài của tư tưởng triết học Phật giáo.
Triết học Phật giáo đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản to lớn việc thấu hiểu Tâm thức  về các vấn đề của đạo đức, của tâm linh, của việc vượt qua khổ đau.Tâm  thức giữ một vai trò chủ chốt trong việc xác định diễn tiến hạnh phúc và đau khổ của con người.
Triết học Phật giáo xác quyết Tâm thức là nền tảng và bao trùm mọi thức (**)
(**)Tâm thức ( mind ) là các hiện tượng tinh thần trên một phương diện nào đó là phi vật chất và  có thể được chuyển dịch một cách thô thiển thành sự nhận biết tối hậu hay là “thông tuệ” trong ý nghĩa rộng nhất của thuật ngữ
Các Giới là để chỉ các cách phân loại về thực tại
  - giới thứ nhất thế giới của các sự vật và các vật thể vật chất;
   - giới thứ hai,là  thế giới của các kinh nghiệm chủ quan, bao gồm cả các tiến trình tư tưởng; và
  - giới thứ ba là thế giới của các mệnh đề về chính chúng – tức là nội dung của các tư tưởng tương phản với tiến trình tinh thần.
Việc mô tả các trải nghiệm chủ quan của Tâm thức  rất phức tạp.  vì nó ( các trải nghiệm chủ quan của Tâm thức ) này là một  trường hợp kì lạ vô song. Bởi vì :
  - Đối tượng của nghiên cứu là trí tuệ,
  - Đối tượng nghiên cứu đó lại được kiểm nghiệm bởi trí tuệ
  - Chất liệu để sự nghiên cứu được tiến hành lại cũng là trí tuệ.
Mà thế giới trí tuệ tức là một thực thể đơn nhất được gọi là “cái Tâm”
Khi thăm dò thâm sâu hơn thì Tâm thức được tạo thành từ vô số các trạng thái tinh thần khác nhau nhiều và thường là rất mạmh mẽ.
  - Thứ nhất là có nhiều trạng thái nhận thức rõ rệt như lòng tin, trí nhớ, nhận biết
  - Thứ hai  là các trạng thái xúc cảm như cảm động đến một sự việc khác.
  -  Lại có thêm một lớp các trạng thái tinh thần mà chức năng chủ yếu là các nhân tố thúc đẩy hành động tức là các khả năng để lựa chọn, quyết định, và ý định thực hiện điều gì đó như  ý định, ham muốn, sợ hãi và sân hận.
 Ngay cả nội trong các trạng thái nhận thức, chúng ta còn có thể miêu tả sự phân biệt giữa các nhận thức có tính cảm thụ ( *** ) như là nhãn thức có mối quan hệ trực tiếp nào đó với các đối tượng được nhận thức;
( cảm thụ) sẽ được dùng để chỉ các cảm giác hay các cảm xúc khởi lên từ các giác quan. Còn thuật ngữ
(cảm xúc,)  được dùng để chỉ các mức rộng hơn bao gồm thêm các xúc động, các cảm tình hay cảm giác lập tức.Loại nhận thức là các tiến trình suy tưởng khái niệm  ( Triết học Phật giáo gọi là Tiến trình định danh ) là sự tưởng tượng hay sự gợi nhớ lại những xảy ra với một đối tượng chọn trước. Những tiến trình trong vế sau của câu trên thì không đòi hỏi sự có mặt trực tiếp của đối tượng, mà cũng không phụ thuộc vào vai trò chủ động của các giác quan.
Trong triết học Phật giáo về Tâm thức , chúng ta tìm thấy các luận đàm về nhiều loại hiện tượng tinh thần (các thức) cùng với các đặc điểm phân biệt của chúng
Thứ nhất, có sáu loại sau đây:
   -   Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ( mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ) và
   -    Ý thức ( tức là ý) là các kinh nghiệm có tính thụ cảm, bao gồm một dãy rộng các trạng thái tinh thần từ trí nhớ, mong muốn, và tác ý cho đến tưởng tượng.
 Các trạng thái Tâm thức phụ thuộc vào năm cảm thụ thì hoàn toàn tùy thuộc vào các cơ quan cảm giác mà được biết là thể chất ( Tâm thức thô )
Các trạng thái tinh thần (thuộc về ý  ) lại hưởng được một sự độc lập hơn nhiều so với các cơ sở thể chất.
( Tâm thức vi tế )
Cốt lõi cho việc hiểu biết Phật học về khái niệm ý thức – và việc nó bác bỏ khả năng quy giảm của tâm thức vào vật chất – chính là thuyết nhân quả.
 Đề tài nhân quả từ lâu vốn đã là một sự chú tâm của triết học và thiền quán trong Phật giáo. Phật giáo đề xuất hai loại nguyên nhân cơ bản. Đó là “nguyên nhân chính” và “nguyên nhân phụ hay bổ trợ”.
Sự phân biệt giữa nguyên nhân chính và nguyên nhân bổ trợ của một sự kiện hay một đối tượng cho trước là điều tối quan trọng cho việc hiểu biết triết lý Phật giáo về ý thức. Theo Phật giáo, mặc dù ý thức và vật chất có thể và có góp phần vào nguồn gốc [hình thành] của nhau nhưng phạm trù này không thể là nguyên nhân chính của phạm trù kia.
Thật sự, bằng tiền đề này mà tư tưởng gia Phật giáo đã lập luận nhằm bảo vệ cho thuyết lý về sự tái sinh. Luận điểm được cấu trúc như sau: Ý thức của trẻ sơ sinh vừa ra đời xảy đến từ thực thể tức thời trước đó của nhận thức, mà nhận thức đó lại là thực thể tức thời của ý thức, như là thời điểm có mặt của ý thức[

 




No comments: