Wednesday, April 17, 2013

Chúng ta thoát thai từ đâu



, (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang

Giới thiệu tác giả
E-Rơ-Nơ Mun-Đa-Sép là tiến sĩ y học, giáo sư, Giáo đốc trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình Liên Bang Nga của Bộ Y tế Nga, thầy thuốc Công Huân, huy chương “Vì những cống hiến cho ngành y tế nước nhà”, nhà phẫu thuật thượng hạng, nhà tư vấn danh dự của Đại học Tổng Hợp Lu-In-Svin (Mỹ), viện sĩ Viện Hàn Lâm nhãn khoa Mỹ, bác sĩ nhãn khoa có bằng của Mê-hi-cô, kiện tướng môn du lịch thể thao, ba lần kiện tướng Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Xô Viết.

E-Rơ-Nơ Mun-Đa-Sép là nhà bác học lớn có tên tuổi trên trường quốc tế… Ông là người khai sáng phương hướng mới trong y học - phẫu thuật tái sinh (tức phẫu thuật “cấy ghép” mô người). Ông là người đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật cấy ghép mắt thành công. Hiện nay ông đang nghiên cứu những cơ sở của phẫu thuật tái sinh hàng loạt các bộ phận cơ thể người.

Nhà bác học đã nghiên cứu 90 loại phẫu thuật mới, sáng chế và đưa vào ứng dụng 60 loại nguyên liệu sinh học alloplant, được đăng trên 300 công trình khoa học, nhận 56 bằng sáng chế của Nga và nhiều nước khác trên thế giới. Đi thỉnh giảng và phẫu thuật trên 40 nước. Hàng năm giải phẫu từ 600 đến 800 ca phức tạp nhất.

E-Rơ-Nơ Mun-Đa-Sép thú nhận rằng cho đến giờ ông vẫn chưa hiểu hết thực chất của sáng chế chủ yếu của mình là nguyên liệu sinh học “Allpolant” được chế tạo từ mô người chết mang trong mình nó những cơ cấu tự nhiên cao sâu trong việc sáng tạo cơ thể con người, vì thế trong quá trình nghiên cứu ông không chỉ tiếp xúc với các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực (vật lý học, sinh học phân tử, …) mà còn tìm hiểu cơ sở của các tín ngưỡng tôn giáo và huyền học, nghiên cứu năng lượng tâm thần và những vấn đề liên quan đến nguồn gốc loài người và vũ trụ.


Phần 1
Hình học nhãn khoa - Phương pháp mới trong nghiên cứu vấn đề nguồn gốc loài người..

Tóm lại, chúng tôi đã tìm được trong các đường nét chung về nguyên lý phục chế khuôn mặt dựa vào các đặc trưng hình học của mắt.

Sau này trên cơ sở số liệu của 1500 cá nhân, các nguyên lý tái tạo lại khuôn mặt dựa vào các đặc trưng hình học của hai hình tứ giác đã được xác định rõ thêm. Song không thể đạt được độ chính xác lớn hơn. Vì sao vậy ? Vấn đề là ở chỗ chúng tôi mới xác định được 22 đặc trưng hình học nhãn khoa trong khi các hình tứ giác nêu trên chỉ thể hiện được 2 trong số đó. Nhưng việc cùng một lúc phân tích tất cả 22 thông số quá phức tạp, chúng tôi đã không kham nổi.

Hơn nữa, tất cả 22 thông số đó thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào xúc cảm, tâm trạng con người, bệnh tật và các yếu tố khác.

Các hạnh nhỏ dưới vỏ não của con người có sức tình toán lớn biết chừng nào khi xử lý các thông tin hình học nhãn khoa ! Bởi chúng phải có khả năng xử lý loại thông tin cực kỳ phức tạp đó trong nháy mắt và truyền vào vỏ đại não dưới dạng các hình ảnh, cảm giác và tình cảm khác, mặc dù kích thước các hạch não đó (gần 1 cm) không thể so sánh với kích thước một chiếc máy tính hiện đại. Chúa Trời thật vĩ đại. Người đã tạo ra bộ não hoàn chỉnh như một cỗ máy !

Còn chúng tôi chỉ xử lý về mặt toán học được 2 trong số 22 thông số hiện hữu ! Nhưng thành quả toán học nhỏ bé đó cũng đã cho phép chúng tôi khá vững tin mà nói rằng, các thông số hình học nhãn khoa của mỗi người mang tính cá thể nghiêm ngặt và là cái gì đó tựa như “vết bớt”. “Vết bớt” hình học nhãn khoa đó thường xuyên thay đổi, tuỳ thuộc vào cảm xúc và các yếu tố khác, song về đại thể vẫn giữ được tính chất cá thể bẩm sinh.

Đồng thời các thông số hình học nhãn khoa cá thể gắn liền với các đặc trưng hình học của đường nét khuôn mặt và thậm chí một vài bộ phận cơ thể. Bởi vậy, có thể tái tạo hình dạng người trong giới hạn phỏng chừng dựa trên các đặc trưng hình học của khu vực mắt. Chính vì thế, khi nhìn vào mắt người khác, ta biết nhìều điều hơn chứ không chỉ có đôi mắt.
Và cuối cùng : hằng số duy nhất của cơ thể con người là đường kính giác mạc, nằm trong phạm vi sơ đồ hình học nhãn khoa như thể gợi ý với ta rằng, đó chính là đơn vị đo lường trong hình học nhãn khoa.

Đôi mắt phản ánh gần như tất cả những gì diễn ra trong cơ thể và trong não và có thể nhìn thấy cái “tất cả” đó dựa vào sự biến đổi của 22 (mà biết đâu lại nhiều hơn vậy) thông số của khu vực mắt. Tất nhiên, trong tương lai, hình học nhãn khoa sẽ được nghiên cứu đến nơi đến chốn và giải đáp được nhiều câu hỏi của y học và tâm lý học. Nói một cách có hình tượng thì hình học nhãn khoa là hình ảnh toán học của các tình cảm và cảm giác.

Ánh mắt hoạt động như tia quét xóa lượng thông tin ở khu vực mắt, nơi mà nhờ các chuyển động vô cùng nhỏ của mí mắt, long mày, nhãn cầu và da, phản ánh tình cảm và cảm giác của chúng ta đồng thời nhận biết được cá tính mỗi con người. Chúng ta nhìn vào mắt nhau bởi đôi mắt cung cấp thêm thông tin cho ta về cá nhân con người và các biến đổi của nó do tác động của các tình cảm, cảm giác.

Các phương pháp ứng dụng hình học nhãn khoa.

Có thể phân ra các phương pháp ứng dụng thực tế của hình học nhãn khoa: đồng nhất cá thể (giống như vân tay người), tái tạo hình dáng người, xác định đặc điểm trí tuệ cá nhân, phân tích khách quan tình cảm và cảm giác con người, chuẩn đoán các bệnh tâm thần, xác định dân tộc và … nghiên cứu nguồn gốc loài người.


chú thích : đường kính giác mạc dường như không hề thay đổi, dù là người Âu, người Á, dù già hay trẻ, thì kích thước đường kính không thay đổi. Có vẻ đó là 1 hằng số của nhân loại.

Chương 2
“Đôi mắt thống kê trung bình”.
Các lộ trình di cư của loài người trên trái đất.


Ở chương trên tôi có nói có thể nghiên cứu chủng tộc loài người nhờ hình học nhãn khoa.

Vấn đề về sự xuất hiện các chủng tộc người thật lý thú. Thật vậy, vì sao con người sống ở các miền khác nhau của hành tinh chúng ta lại không giống nhau ? Liệu có qui luật ngoại hình con người thay đổi tùy thuộc vào khu vực sinh sống không ? Trung tâm phát sinh loài người nằm ở đâu ? Chúng ta có nguồn gốc từ đâu ?

Nhiều học giả đã cố gắng tìm lời giải đáp cho các câu hỏi đó. Người thì chứng minh con người có nguồn gốc thần thánh (các nhà duy tâm), người thì bảo từ khỉ sinh ra (các nhà duy vật theo học thuyết Đác-Uyn). Trong nhóm thứ hai có các nhà bác học cho rằng các chủng tộc người khác nhau xuất thân từ các loài khỉ khác nhau.

“Đôi mắt thống kê trung bình”
Đi tìm lời giải cho câu hỏi đã nêu ra, chúng tôi đã tính được “đôi mắt thống kê trung bình” trong số tất cả chủng tộc nhân loại. Hằng số của giác mạc đã cho phép chúng tôi tính được các thông số hình học nhãn khoa với những con số tuyệt đối.

Khi kết thúc công việc tính toán, chúng tôi sửng sốt : “đôi mắt thống kê trung bình” hoàn toàn rõ ràng là thuộc chủng người Tây Tạng !

- “Nhẽ nào Nhi-cô-lai Rê-rích có lý !”. Tôi kêu lên.
Từ nhỏ tôi đã sùng kính Nh. Rê-rích và coi ông là thần tượng của nền khoa học nước Nga. Vào các năm 1925-1935, ông đã tiến hành vài chuyến thám hiểm Tây Tạng và Hi-ma-lay-a, kết quả ra đời giả thuyết cho rằng loài người xuất hiện ở Tây Tạng và từ đó tỏa ra khắp trái đất. Nh. Rê-rích chỉ ra điều đó khi ông đang nghiên cứu các sự kiện lịch sử và tôn giáo.

Khi chúng tôi phân tích toán học con mắt của các chủng tộc khác nhau trên thế giới thì các thông số hình học nhãn khoa trung bình lại rơi vào chủng tộc Tây Tạng. Ngẫu nhiên chăng ? Liệu ở đây có sự tương tự trực tiếp không ?

Như vậy là, sau khi tách ra bốn rễ chúng tôi đã sắp xếp được tất cả các chủng tộc nhân loại thuộc tất cả các rễ đó theo mức độ xấp xỉ toán học của mắt với “đôi mắt thống kê trung bình”. Chúng tôi đã có một hệ thống cân đối.

Tiếp theo, chúng tôi đặt ảnh chụp các chủng tộc người trên thế giới vào địa điểm cư trú lịch sử của học và nối chúng với nhau theo đúng tính xấp xỉ toán học của mắt theo bốn rễ nêu trên. Vậy là chúng tôi có hình học nhãn khoa sơ đồ di cư của loài người trên trái đất.

Các lộ trình di cư của loài người trên trái đất
Theo số liệu hình học nhãn khoa loài người xuất hiện ở Tây Tạng và tỏa ra khắp thế giới theo bốn hướng chính :
+Lộ trình A: Xi-bi-ri -> Châu Mỹ -> Niu-di-lân
+Lộ trình B: Thái Lan -> In-đô-nê-xi-a -> Châu Úc
+Lộ trình C: Pa-mia -> Châu Phi
+Lộ trình D: Cáp-ca-dơ -> Châu Âu -> Ai-xlen

Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay là sự thống nhất các dân tộc
Đối với những người bình thường, từ “chủng tộc” thường mang ý nghĩa xấu, vì gợi người ta nhớ lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Giéc-manh và cuộc chiến do bọn phát xít gây ra nhằm phục vụ tư tưởng đó. Tôi xin nhắc lại lần nữa khái niệm “chủng tộc A-ri-ăng” không đúng đắn, bởi lẽ toàn bộ nền văn minh của nhân loại chúng ta đều gọi là nền văn mình A-ri-ăng (trước chúng ta đã tồn tại cac nền văn minh của người Át-lan và người Lê-mu-ri), Hít-le và các tư tưởng gia trước hắn đã lấy tên gọi nền văn minh của toàn thể chúng ta ngày nay gán cho một dân tộc (người Đức) như thể muốn nhấn mạnh vai trò tuyệt đối của người Giéc-manh.

Song từ ngữ “chủng tộc” là khái niệm nhân chủng sinh học, đâu phải khái niệm chính trị. Ở đây không có sự tương thích giữa loại chủng tộc với năng lực trí tuệ và khả năng kinh doanh của con người. Hơn nữa, các phép tính hình học nhãn khoa đã cho thấy sự phụ thuộc chặt chẽ trong sự biến đổi của mắt theo 4 con đường di cư từ Tây Tạng của loài người, không còn chỗ cho riêng bất cứ chủng tộc nào. Đồng thời cũng không thể cho rằng, những chủng tộc cuối cùng của mỗi lộ trình di cư là chủng tộc phát triển nhất. Xin hãy so sánh hai lộ trình di cư D và B - chủng tộc Bắc nằm ở cuối lộ trình D có trình độ phát triển cao và chủng tộc Úc bán khai ở cuối lộ trình B.

Theo tôi, mức độ phát triển của các chủng tộc không phụ thuộc vào dấu hiệu nhân chủng sinh học mà do bối cảnh họ đã có những thủ lĩnh thông minh, nhân hậu và sáng suốt có khả năng dẫn dắt dân tộc mình trên con đường tiến bộ và tạo dựng các điều kiện (ví dụ như nền dân chủ) để duy trì khởi điểm tiến bộ trong tương lai.
...
Như vậy, theo tôi, trình độ phát triển của một dân tộc do tính chất phát triển lịch sử quyết định: chủng tộc nào càng bước lâu trên con đường tiến bộ thì chủng tộc đó càng phát triển và ngược lại. Không thể có trạng thái ổn định trong một thời gian dài. Ổn định lâu dần sẽ tụt hậu. Chúa Trời đã tạo ra con người như một khởi nguyên không ngừng phát triển, như vậy, con người đã được định sẵn phải tiến bộ. Trong trường hợp ngược lại sẽ thái hóa và hóa hoang.

Trong số các tìm tòi và giả thuyết loại này, các nghiên cứu hình học nhãn khoa cho thấy, loài người có một nguồn gốc duy nhất, sinh ra từ gen của một ông tổ và một bà tổ. Xuất hiện ở Tây Tạng, loài người đã tỏa ra khắp trái đất. Bởi lẽ đó, loài người đồng nhất về mặt sinh học và gen, người này là anh em hoặc chị em của người kia.

Chương 3
Hình con mắt trên các đền chùa Tây Tạng là của ai?


Khi phân tích con mắt của chủng tộc loài người, chúng tôi kết luận: nhân loại ngày nay xuất hiện từ một nguồn gốc Tây Tạng duy nhất. Vậy thì câu hỏi sau cũng hợp lý: ai là người đầu tiên sinh ra loài người trên Tây Tạng ? Ai là ông tổ và bà tổ của con người ngày nay ?

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc con người trên trái đất. Phần lớn các nhà bác học theo trường phái duy vật thống nhất ý kiến: con người trên Trái đất có nguồn gốc từ loài vượn. Minh chứng của họ là hiện vật khảo cổ của người nguyên thủy và dụng cụ lao động thô sơ của họ (rìu đá, ...). Tiến trình phát triển từ vượn người đến con người hiện đại thật rõ ràng. Dường như không thể không tin vào điều đó.

Song toàn bộ tiến trình loài người hình thành từ vượn cũng có thể trình bày rõ ràng ngược lại-quá trình vượn hình thành từ người. Minh chứng cho điểm này không hề ít hơn so với trong giả thuyết của Đác-Uyn đang nói tới: trên Trái đất có không ít bộ lạc man rợ, mức độ hoang dã cho thấy họ gần với loài vượn hơn là loài người. Bởi vậy, cách lý giải nguồn gốc vượn của loài người không thật thuyết phục như thoạt đầu ta tưởng.
Một số học giả lại cho rằng, nguồn gốc của loài người là người tuyết. Có lẽ “không có lửa làm sao có khói” và người tuyết có thật - nhiều dân tộc có truyền thuyết về người tuyết (ở Tây Tạng là Ê-chi, ở Ia-cút là Tru-trun, ...). Nhưng khoa học chưa vạch ra được các tương thích giữa người vượn và con người.

Có ý kiến cho rằng, hạt giống người do người hành tinh khác mang tới Trái đất, song chúng ta chưa có bằng chứng nghiêm chỉnh nào có lợi cho ý kiến trên.

Người có học nào cũng đã từng nghe các câu chuyện huyền thoại về những người Át-lan hùng mạnh sống trên Trái đất từ ngày xửa ngày xưa. Trong sách báo chuyên môn (E.B. Bờ-la-vát-cai-a, Các tín ngưỡng phương Đông ...) nói rằng, trước chúng ta trên Trái đất đã tồn tại vài nền văn minh cao hơn đáng kể nền văn minh chúng ta. Biết đâu chính những người Át-lan tiêu vong bởi một thảm họa toàn cầu đã gieo mầm sống cho nhân loại ngày nay ? Biết đâu Sam-ba-la huyền bí mà theo truyền thuyết cũng ở Tây Tạng có quan hệ tới nguồn gốc Tây Tạng của loài người ? Biết đâu lại có lý – điều khẳng định trong tín ngưỡng tôn giáo rằng : con người trên trái đất do Chúa Trời tạo nên bằng cách cô đặc dần phần Hồn và phát triển qua nhiều tầng bậc văn minh đã đến được thời đại ngày nay ?
...
Tôi nghĩ chúng ta đã bắt đầu nghiên cứu vấn đề này từ việc phân tích con mắt, vậy thì phải tiếp tục theo hướng đó. Như thế là “đôi mắt thống kê trung bình” của loài người khu trú ở Tây Tạng. Biết đâu sự kiện này là biến thái ngẫu nhiên cấu tạo mắt của chủng tộc Tây Tạng, nhưng có thể nó mang một ý nghĩa sâu xa và thậm chí bí hiểm. Biết đâu người cổ đại đã nắm biết hình học nhãn khoa và để lại ở Tây Tạng các minh chứng dưới dạng hình vẽ con mắt mà dựa vào đó có thể tái tạo hình dáng con người họ ? Biết đâu chính “đôi mắt thống kê trung bình” đó lại là chìa khóa giải đáp câu hỏi chính của nhân loại - Tổ tiên chúng ta là ai ?

Song vô số điều “biết đâu” không thể làm thỏa mãn trí tò mò khoa học. Cần đi tìm sự thật.

Tấm danh thiếp của các đền chùa Tây Tạng

Anh bạn tôi và là cộng sự trong nghiên cứu hình học nhãn khoa Va-lê-ri Lô-ban-cốp đi Tây Tạng để trèo lên một ngọn của dãy núi Hi-ma-lay-a. Trước khi lên đường, tôi bảo anh ấy:
- “Này Va-lê-ri ! Đến Tây Tạng cậu để ý xem, biết đâu trên các đền chùa ở đó lại có hình vẽ con mắt nào đó. Cậu biết đấy, không có lửa làm sao lại có khói: gì đi nữa thì “đôi mắt thống kê trung bình” của loài người là ở Tây Tạng” ...

Một tháng sau Va-lê-ri Lô-ban-cốp ở Tây Tạng về và gọi điện ngay cho tôi:
- “E-rơ-nơ này, tuyệt vời lắm ! Cậu thế mà có lý !”
- “Có chuyện gì vậy ?”
- “Cậu có bao giờ nghe nói tới “tấm danh thiếp” của các đền chùa Tây Tạng không ?”
- “Không, là cái gì vậy ? Tớ đã bao giờ đến Tây Tạng đâu”...
- “Đền chùa nào của Tây Tạng cũng có như thể “tấm danh thiếp” hình vẽ con mắt to tướng, khác thường ! Con mắt to đùng, đặc biệt ! Chúng nhìn ta như thể cả ngôi đền đang nhìn ta vậy” ...
- “Con mắt như thế nào mới được chứ ?”
- “Khác thường ! Không giống mắt người ! Mà cậu biết không, hình vẽ đúng phần mặt mà chúng ta đang tìm hiểu khi nghiên cứu hình học nhãn khoa”.
- “Không tưởng tượng được, một sự trùng lặp ! Tớ bị sốc khi nghe thấy chúng – hoàn toàn những cái mà chúng ta nghiên cứu ở con người, mọi thông số hình học nhãn khoa đều có, nhưng con mắt thì hoàn toàn khác”.
- “Được đấy” ! - tôi huýt gió một cái
- “Mà đền chùa nào ở Tây Tạng cũng có hình vẽ con mắt. To lắm - chiếm đến nửa tường. đúng là ai đó đã để lại hình vẽ con mắt đó như một vật thiêng” – Lô-ban-cốp nói tiếp- “Mà này, tuyệt vời đấy chứ, chúng ta đã tính được “đôi mắt thống kê trung bình” và cho rằng, chuyện đó chẳng phải là ngẫu nhiên và đấy” ...
- “Mà phải thôi, đâu phải tự nhiên mà “đôi mắt thống kê trung bình” mang máu sắc huyền bí vậy. Lo-gic khoa học đã đúng” ...
- “Không đâu trên thế giới có cái đó. Không một đền chùa nào trên thế giới lại có hình con mắt. Chỉ có ở đây, ở Tây Tạng, nơi mà “đôi mắt thống kê trung bình”...
- “Cậu có hỏi các vị lạt-ma mắt đó của ai không ?” – tôi hỏi
- “Dĩ nhiên rồi ! Một số lạt ma, chủ yếu bậc dưới, bảo đấy là mắt của Đức Phật, còn các lạt-ma khác (cao cấp) im lặng, chẳng nói gì cả” ...
- “Cậu hỏi vị lạt-ma bậc trên có tha thiết không ? Mắt đó của ai vậy ?”
- “Tớ hỏi tha thiết lắm chứ. Nhưng ... không nói gì hết, lái câu chuyện sang hướng khác, tớ có cảm giác bí mật của các con mắt đó rất quan trọng đối với họ. Biểu tượng ấy nói lên một điều gì đó rất nguyên tắc”, - Lô-ban-cốp nói.
- “Cậu có chụp ảnh các con mắt đó không ?”
- “Tất nhiên rồi ! Quay cả video nữa”.

Hôm đó tôi và Lô-ban-cốp gặp nhau. Tôi cùng với cậu ấy và Va-len-chi-na Ia-cốp-lê-va đưa hình những con mắt khác thường đó vào máy tính, lập biểu đồ theo các tiêu chí hình học nhãn khoa cơ bản và tiến hành phân tích. Như tôi đã viết ở phần trên cuốn sách, áp dụng các nguyên lý hình học nhãn khoa có thể tái tạo con người dựa vào đôi mắt với mức độ chính xác khác nhau.
Chúng tôi đã cố gắng làm việc đó – tái tạo con người có hai mắt được vẽ trên các đền chùa Tây Tạng.

Con mắt trên các đền chùa Tây Tạng nói lên điều gì ?

Tôi sẽ không dừng lại ở các chi tiết của phương pháp phục chế hình dáng con người có con mắt được vẽ trên các đền chùa Tây Tạng. Tôi chỉ lưu ý vài điểm dưới đây:

Thứ nhất, không có sống mũi mà trong hình vẽ con mắt bình thường bao giờ cũng có. Sự thiếu vắng sống mũi nói lên điều gì ? Chúng ta biết là sống mũi ở người hiện đại che khuất một phần thị trường từ phía trong: ở ngoài thị trường là 80 độ - 90 độ, bên trong là 35 độ - 45 độ. Bởi vậy người hiện đại có thị giác hai mắt (nhìn 2 mắt cho phép nhận biết khối của vật và khoảng cách tới vật đó) chỉ trong giới hạn 35 – 45 độ, chứ không phải 80 – 90 độ từ bốn phía. Sự bất tiện do sống mũi gây ra này chỉ nhận thấy dưới ánh sáng ban ngày, ánh sáng nhân tạo rõ hơn, và đặc biệt ánh sáng đèn đỏ cản trở đáng kể khả năng định hướng trong không gian. Trong trường hợp không có sống mũi con người sẽ nhìn được hai mắt trong phạm vi 80 – 90 độ từ bốn phía, điều này sẽ thuận lợi cho việc định hướng trong không gian dưới ánh sáng đỏ.

Có thể chủ nhân của con mắt Tây Tạng khác thường đó sống trong điều kiện ánh sáng đỏ ? Giả định này có sức nặng, bởi lẽ thị giác có một chức năng quan trọng. Như vậy, phải có những cơ chế thích ứng cho phép có một thị giác tốt nhất. Cơ chế thích ứng dưới dạng khiếm khuyết sống mũi không quan trọng lắm đối với ánh sáng ban ngày bình thường, song trong điều kiện ánh sáng đỏ lại quan trọng.

Tôi liền tìm đọc sách của nhà tiên tri Nốt-tờ-ra-đa-mút (năm 1555) và được biết nền văn minh trước đây của người Át lan tồn tại trong môi trường có các màu sắc đỏ tía: bầu trời đỏ, cây cối đỏ ... Từ đó có thể kết luận rằng hình con mắt trên các đền chùa Tây Tạng là của chủ nhân nền văn minh trước đây - người Át-lan huyền thoại.

Giờ thì trời có màu xanh và mắt của chúng ta thích ứng với điều đó. Tôi có cảm giác, khi trục xoay của trái đất thay đổi, thì màu sắc của bầu trời cũng phải biến đổi. Cũng vẫn qua quyển sách của Nốt-tờ-ra-đa-mút ấy tôi được biết kết cục của thảm họa toàn cầu đã hủy diệt người Át-lan, trục quay của Trái đất đã thay đổi và hai cực đã chuyển chỗ.

Thứ hai, khúc lượn của hình hai mí mắt trên đền chùa Tây Tạng không bình thường. Nếu mí mắt trên của người hiện đại có hình vòng cung rõ ràng thì mí mắt trên của hình vẽ lại nhô xuống như buông rủ xuống giác mạc.

Điều đó có thể minh chứng cho điều gì ? Trước hết, khi nhắm, khe mắt không kín hoàn toàn do đoạn thõng xuống của mí trên cản trở. Vì không có sống mũi và nhìn cả 2 mắt trên toàn thị trường, kể cả ngoại vi, nên chủ nhân con mắt Tây Tạng khác thường có khả năng nhìn thấy ngay cả khi 2 mắt khép hờ. Dĩ nhiên, thị giác kiểu này (tức là khi khép hờ mắt) không phải tốt lắm, nhưng hoàn toàn đủ để định hướng trong không gian.

Người hiện đại khi khép hờ mắt không có “thị giác định hướng" kiểu như vậy. Bởi vì không có thị giác hai mắt ngoài rìa (do sống mũi) và mí mắt trên không có khả năng khép kín diện tích chính của bề mặt giác mạc để phần còn lại của khe mắt hé mở.

Thuộc tính bảo tồn “thị giác định hướng” trong trạng thái khép hờ của con mắt Tây Tạng khác thường đã làm xuất hiện một cơ chế thích ứng nữa : đuôi khe mắt dài ra và giãn ra vào phía trong và xuống dưới. Điều này chứng minh có sự tiết và chảy nhiều nước mắt để duy trì độ ẩm cho mắt khi khe mắt không khép kín...

Vì sao khe mắt lại không khép kín và vẫn giữ được “thị giác định hướng” ? Chúng tôi không tìm được cách giải thích nào khác ngoài sự cần thiết bảo vệ lớp giác mạc mỏng manh khi phải bơi nhanh dưới nước. Người có hình con mắt trên các đền chùa Tây Tạng có thể bơi lội nhanh dưới nước, ... Sự thích nghi này của con mắt chứng tỏ rằng những con người này vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước.
...
Từ kết luận đó chúng tôi bổ sung thêm vào dung mạo người Át-lan giả thuyết. Họ phải có lồng ngực to và hai lá phổi phát triển để trong khi bơi lội có một lượng không khí dự trữ lớn.
...
Thứ ba, ở tại chỗ cái mũi của hình vẽ trên các đền chùa Tây Tạng là vòng xoắn ốc. Cái gì vậy ? Xem trọng giả định người Át-lan vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước, chúng ta có thể nghĩ vòng xoắn ốc có vai trò như một lỗ thở nhỏ. Giải phẫu lỗ thở kiểu van này có ở các động vật biển (cá heo, cá voi ...) nó đảm bảo ngăn chặn nước xâm nhập vào đường hô hấp khi đang ở dưới nước.
...
Thứ tư, ở trung tâm phía trên hình hai con mắt một chút có một vết giống cái giọt. Nó ở tại chỗ mà phụ nữ Ấn Độ vẽ cái dấu trang điểm. Cái gì vậy ? Có thể giả định rằng cái vết có hình giọt đó mô phỏng “con mắt thứ ba”.

Được biết ở một thời xa xưa, con người có “con mắt thứ ba” (các dữ liệu của phôi học cho thấy điều này). Còn ngày nay, ở người hiện đại “con mắt” đó vẫn còn ở dạng tuyến tùng (đầu xương) ẩn sâu trong lòng bộ não. “Con mắt thứ ba” được coi là cơ quan năng lượng sinh học của con người (thần giao cách cảm...) và theo các truyện huyền thoại nó có thể làm nên những điều kỳ diệu : truyền ý nghĩ qua khoảng cách, tác động lên trọng lực, chữa bệnh ... Mà biết đâu cái đốm trên trán phụ nữ Ấn Độ là biểu tượng cho sự tưởng nhớ tới cái cơ quan diệu kỳ đó của con người.
...
Trên cơ sở những nhận định trên, chúng tôi đã giả định rằng hình con mắt trên các đền chùa Tây TẠng là của người thuộc nền văn minh trước chúng ta, tức Át-lan. Phân tích các con mắt đó cho thấy, người Át-lan giả định có một cơ thể to lớn, chắc chắn là rất cao, họ sống vừa trên cạn vừa dưới nước và trong hoạt động canh nông đã sử dụng sức mạnh của “con mắt thứ ba”.

Chúng tôi lại một lần nữa ngạc nhiên trước sự trùng khớp : “đôi mắt thống kê trung bình” của người hiện đại “khu trú” ở Tây Tạng và chính nơi này người Át-lan giả thuyết đã để lại kỷ niệm về mình dưới dạng con mắt, mà dựa vào đó, có thể suy xét về ngoại hình và cách thức sinh sống của họ.

Phần 2
"SOHM” - BỨC THÔNG ĐIỆP CUỐI CÙNG GỬI NHÂN LOẠI
(Những điều phát lộ tại Ấn Độ).


Chương 1
Tổ chức thám hiểm quốc tế tìm kiếm nguồn gốc phát sinh loài người.


Nhằm khẳng định hoặc phủ định giả thuyết của chính mình, chúng tôi đã tổ chức chuyến thám hiểu quốc tế, thành phần, ngoài Nga ra, còn có đại diện của Ấn Độ và Nê Pan. Chuyến thám hiểm được tổ chức dưới sự bảo trợ của Viện khoa học Quốc Tế thuộc Liên Hiệp Quốc. Tổ chức này bao gồm các học giả hàng đầu thế giới, trong đó có cả những người đạt giải thưởng Nô-ben, rất quan tâm tới các nghiên cứu của chúng tôi.
...
Lộ trình chúng tôi chọn đi qua nhiều đô thị và khu dân cư của Ấn Độ và Nê Pan, nơi tập trung nhiều đền chùa Ấn Độ giáo và Phật giáo lý thú về mặt khoa học. Tại các thành phố đó, chúng tôi có kế hoạch gặp gỡ các học giả nghiên cứu lịch sử tôn giáo. Chúng tôi còn có các dự định tìm đến các chùa nhỏ Nê Pan ở cao trên núi và tiếp chuyện các tu sĩ ẩn dật. Đến Ấn Độ có ba người: Xéc-gây Xê-li-vê-tốp, Vê-nhê Ga-pha-rốp và tôi. Sau Ấn Độ chúng tôi phải đáp máy bay sang Nê Pan, ở đó đã có mặt Va-lê-ri Lô-ban-cốp và Va-len-chi-na Ia-cốp-lê-va đang tiến hành nghiên cứu. Tại Ấn Độ và Nê Pan có thêm các thành viên người Ấn (bác sĩ Pa-ri-tra) và người Nê Pan (Sếch-can A-ri-en và Ki-ram Bút-đa-a-tra-rai). Rất may là mọi người đều nói tiếng Anh, người nói thạo, người nói kém hơn, nhưng tất cả đều có thể trao đổi bằng ngôn ngữ đã trở thành phương tiện giao tiếp quốc tế. Các đoàn viên người Ấn Độ và Nê Pan còn biết thêm tiếng địa phương: tiếng Nê Pan và Hin-đu.

Chương 2
Người thường biết gì về nguồn gốc loài người


Nếu đặt câu hỏi này với những thường dân ở Nga, Mỹ, Đức và các nứơc tương tự như vậy thì ai đó sẽ đáp rằng người từ khỉ mà ra, người thì bảo hạt giống loài người đã được đem từ vũ trụ vào Trái đất, còn đại đa số sẽ nhìn bạn như thằng dở hơi và thốt rằng: “Tôi không biết”, cố tỏ ra họ chẳng cần biết điều đó, trong cuộc sống có biết bao vấn đề phải quan tâm, nào là làm vườn, đi mua hàng, lo trả các khoản nợ nần ... Đối với câu hỏi khiêu khích một trong các thuyết Đác-uyn cho rằng con người có nguồn gốc từ các loài khỉ khác nhau phần lớn sẽ phủ định Đác-uyn và chắc hẳn phân vân không biết chọn con khỉ nhỏ Macac hay con hắc tinh tinh và càng thấy người anh em họ hàng như vậy chẳng đáng kính trọng.

Thậm chí, ở Ấn Độ, chẳng ai hé răng về con khỉ, còn câu hỏi khiêu khích nọ chỉ gây buồn cười mà thôi. Ở đây, khỉ nhảy nhót trên nóc nhà và thường xuyên có mặt bên các hố rác, có lẽ chúng cũng gây nên các nỗi niềm như lũ chim bồ câu và quạ bên nước chúng tôi, và chẳng ai có thái độ sùng kính của con cháu đối với chúng. Bò lại là chuyện khác- đó là những con vật thiêng.

Dân chúng các nước này tin vào nguồn gốc thánh thần của loài người. Người thường dĩ nhiên chẳng thể lí giải được thế nghĩa là thế nào. Từ nhỏ họ đã thuộc lòng các điều sơ thiểu của Phật giáo, họ không hiểu nhiều luận điểm khoa học sâu sắc của học thuyết vĩ đại của Đức Phật, trong khi đó lại biết các thuật ngữ như: “thiền định”, “con mắt thứ ba”, lòng từ bi. Thường dân các nước này trước hết chân thành tin vào sự vĩ đại của nhận thức tôn giáo về thế giới và tin chắc vào sự cần thiết phát triển tâm linh, còn đáp lại câu hỏi về thực chất của giáo lý thì họ vì kém phát triển và ngôn ngữ nghèp nàn chắc chắn sẽ trả lời: “cái đó phức tạp lắm”.

Theo cách nhìn của tôi Phật giáo là tín ngưỡng thế giới mang tính khoa học sâu sắc hơn cả, người thường và cả các học giả không dễ gì lĩnh hội bởi các biểu tượng của nó bị vật chất hóa quá mức.
...
Mọi người khác nhau và quan điểm của họ về vai trò của các yếu tố vật chất và tinh thần trong đời sống cũng không giống nhau. Dù vậy, mọi người vẫn giống nhau dù chỉ với một nghĩa là họ có chung một nguồn gốc. Tất nhiên mải quay cuồng với cuộc sống và những vấn đề đời thường, mấy người suy nghĩ sâu xa. Nhưng bất kể ai, kể cả người ít học nhất cũng thắc mắc không biết tổ tiên họ là ai ?

Chương 4: Gặp gỡ Thầy

Thành phố tiếp theo của Ấn Độ (Tran-đi-ga) đón chúng tôi bằng một đợt nóng dữ dội. Như ở các thành phố khác, ở đây chúng tôi cũng tổ chức hội nghị dành cho các bác sĩ nhãn khoa, biểu diễn phẫu thuật mắt. Cuối hội nghị chúng tôi cũng trình bày giả thuyết về nguồn gốc loài người và thu thập các ý kiến: nên gặp ai trong số các thủ lĩnh tôn giáo ?

Nhiều người được nêu ra, song ai nấy đều đặc biệt nói tới 1 người, đó là đạo sư Swami Xáp-va Ma-na-an. Họ nói rằng, vị này nắm nhiều kinh nghiệm huyền bí của Swami. Trong lúc chuyện trò ông có thể thôi miên từ xa, rằng, đạo viện Ra-ma Cở-ri-sơ-na mà vị này trụ trì là một trong các đạo viện hàng đầu của Ấn Độ và vị đạo sư này được truyền nhiều kinh nghiệm đặc biệt.

Người cha của vị bác sĩ nhãn khoa đầu ngành của thành phố đã bố trí buổi gặp gỡ với vị đạo sư, vì ông ta trực tiếp biết Thầy. Trên đường tới đạo viện đó, chúng tôi đã hỏi nghĩa của từ “Thầy” và “Swami”. “Thầy” là người nắm các kinh nghiệm tôn giáo sâu sắc và tự quyết định truyền nó cho ai và ở chừng mực nào. Người ta cho rằng, trí tuệ thượng đẳng ảnh hưởng tới con người thông qua các vị “Thầy”. Còn “Swami” là chức sắc tôn giáo cao nhất của đạo Hin-đu.

- Tôi xin lưu ý các vị - cha của vị bác sĩ nhãn khoa nói – “Thầy đã biết mục đích chuyến viếng thăm của các vị. Cố gắng để ngài mau chóng thuyết giáo, lúc ấy là ngài thôi miên tác động lên các vị đấy. Các vị cố đứng vững trước cái nhìn của ngài. Nếu không chịu được, ngài sẽ cho các vị là yếu ớt và không hé mở điều gì. Tự Thầy quyết định truyền những kinh nghiệm gì và truyền cho ai”.

Đạo viện của Ra-ma Cờ-ri-sơ-na được xây cất theo tinh thần khổ hạnh. Không có một thứ nào thừa, tường, sàn, trần nhà bình thường. Trên tường treo tranh vẽ các thủ lĩnh tôn giáo. Sắc điệu nhất quán, tất cả đều màu vàng da cam.

Thầy cũng vận áo quần một màu vàng da cam. Một đoàn tùy tùng năm người hộ tống ngài. Chúng tôi ngồi xuống bên bàn: một bên là chúng tôi, bên kia là Thầy và đoàn hầu cận. Thành ra ngồi đối diện với Thầy là Vê-nhê Ga-pha-rốp, bên trái cậu ta là Xéc-gây Xê-li-vê-tốp, bên phải là tôi. Lúc đó Vê-nhê chưa biết ngồi chính diện với Thầy sẽ là cuộc thử thách đối với cậu ta.
- “Tôi nghe nói các vị đến gặp tôi để thu thập các kinh nghiệm sâu sắc ?”- Thầy hỏi.
- “Chúng tôi đến để đối chiếu các hiểu biết của mình với các kinh nghiệm của Ngài”- tôi đáp.
- “Các hiểu biết của các vị ? Là những hiểu biết gì vậy ?” -Thầy nhìn tôi hỏi- “Nói chung là” - Thầy nói tiếp-“người ta bắt đầu hiểu ra đôi điều rồi đấy” ...
- “Đây là kết quả nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi”- tôi nói và chìa ra cho Thầy hình vẽ người Át-lan giả thuyết.

Thầy đưa tay ra, nhưng khi nhìn thấy bức vẽ chợt bỏ tay xuống. Tôi vươn người chếch sang bên, đặt hình vẽ trước mặt ngài. Ngài liếc nhìn một lần nữa, song không cầm lên tay. Im lặng.
- “Ngài biết điều này ở đâu ra ?” -Thầy hỏi cắt đứt bầu không khí lặng im.
- “Đây là kết quả khảo cứu con mắt các chủng tộc trên thế giới. Xin phép được kể vắn tắt” ...
- “Các vị đã đến Tây Tạng rồi phải không ?”
- “Không, chúng tôi chưa đến đó.”
- “Các vị đã gặp các lạt-ma chưa ?”
- “Chưa, thưa Thầy’.
- “Điều này thì các lạt-ma Tây Tạng biết rõ hơn”- Xin ngài kể lại tỉ mỉ ...

Tôi đưa ra các tài liệu khoa học và kể tỉ mỉ để Thầy biết nội dung các khảo cứu của chúng tôi, nhưng rồi tôi lại nhấn mạnh tới việc phân tích con mắt trên máy vi tính rất khách quan.

Thầy lắng nghe và bỗng nhiên nói:
- “Máy tính không có hồn. Người Nga các vị suy xét giống hệt người Mỹ. Hoa Kỳ căm ghét Ấn Độ, vì Ấn Độ phát triển về mặt tâm linh. Người Mỹ vô hồn sẽ đưa thế giới đến chỗ tan nát”.
- Tôi xin được đối chiếu các kết quả thu được với ..
- “Trí tuệ không phải là bộ não” -Thầy nói tiếp như thể không nghe tôi- “phần xác không quan trọng bằng phần hồn. Quan trọng phải hiểu thế nào là cảm nghiệm. Điều cốt yếu là chúng ta đánh giá cái mà chúng ta đang nhìn và tăng mãnh lực của sự cảm nghiệm, bởi chỉ có sự cảm nghiệm mạnh mẽ mới có thể đúng đắn. Tôn giáo là sự cảm nghiệm cái đại thể chứ không riêng biệt. Cần phân biệt trí tuệ cá nhân với trí tuệ vũ trụ. Raja Yoga tạo khả năng nhìn vào trí tuệ vũ trụ. Sự cảm nghiệm của tôi đến từ trí tuệ vũ trụ” ...

Tôi hiểu Thầy bắt đầu trình bày thuyết giáo của mình. Ngài nhìn Xéc-gây, lúc đó đang quay video, rồi nhìn tôi (tôi đang cắm cúi ghi ghi chép chép) và dừng lại ở Vê-nhê Ga-pha-rốp, cậu ta ngồi đối diện và nhìn vào mắt Thầy. Lập tức tôi và Xéc-gây cảm thấy sức mạnh của ánh mắt, thật là may, nó không hướng vào hai chúng tôi. Chúng tôi có cảm giác nặng nề xen lẫn lo lắng: hệt như có ai đó đang đào bới trong óc, lấy nó ra và chia ra từng phần nhỏ. Tôi cúi xuống thấp hơn, vẫn ghi chép đều đặn, Xéc-gây nhìn không rời mắt vào cái máy quay video.

- “Vai trò phát triển tâm linh”-Thầy nói tiếp-rất lớn. “Theo Ra-ma Cờ-ri-sơ-na, thì sự phát triển tâm linh có những dấu hiệu thể chất và thể hiện ở mắt, mũi, và các cơ quan khác. Mắt màu vàng có vai trò đặc biệt”...

Dưới ánh mắt đó, Vê-nhê Ga-pha-rốp lúc lúc lại nhắm mắt lại, sau đó lấy hết lí trí mở mắt ra và tiếp tục nhìn Thầy. Mặt cậu ta đỏ, hai mí mắt hum húp, các ngón tay thỉnh thoảng lại co lại, trán lấm tấm mồ hôi. Tôi và Xéc-gây hiểu rằng, Vê-nhê đang vật lộn với ánh mắt thôi miên của Thầy. Còn chúng tôi thì thoải mái hơn.

Và đây, Thầy đã nói xong. Ngài nhìn chúng tôi với ánh mắt bình thường và tôi có cảm giác có phần ấm áp.
- “Xin được hỏi Thầy ?”
- “Được”
- “Vừa rồi chỉ có ánh mắt của Thầy là có tác động đặc biệt mạnh mẽ. Đó là tác động của “con mắt thứ ba” phải không ?”
- “Có lẽ phải”
- “Thưa Thầy, Sam-ba-la mà nhà bác học vĩ đại người Nga Nhi-cô-lai Rê-rích đã tìm kiếm là gì vậy ?”
- “Sam-ba-la là khái niệm thể tâm chứ không phải thể chất. Các vị đừng tìm kiếm làm gì, không thấy đâu. Đó là nơi trú ngụ của những người thượng đẳng, mà những người thượng đẳng có đặc điểm trước hết là tinh thần cao cả mà các vị không hiểu được”.
- “Thưa Thầy”- tôi nói, có một nguyên lý “mọi thiên tài đều đơn giản”, mà tôi cảm tưởng bắt nguồn từ Thượng Đế, bởi mọi quy luật tự nhiên đều giản đơn một cách tài tình. Tiếc thay, không phải lúc nào chúng ta cũng nhận thức được thiên tài của sự giản đơn và phủ lên đó những câu nói chung chung kiểu : “Một tinh thần cao cả mà chúng ta không thể hiểu ...”. Nhân đây, xin được hỏi Thầy: Thầy có biết điều nào cụ thể và đơn giản về Sam-ba-la không hoặc không biết gì ?
- “Tôi có biết.”..
- “Điều gì, thưa Thầy ?”
- “Sam-ba-la, gọi như vậy không đúng lắm. Cái tên này xuất phát từ một vài lạt ma Tây Tạng rồi tỏa đi khắp thế gian và trở thành phổ biến sau khi cuốn sách của Rê-rích được xuất bản. Cái mà các vị gọi là Sam-ba-la không có tên chính xác, song rõ ràng có một trạng thái tâm hồn và thể xác dẫn đến một tâm thức cao cả. Chúng tôi kinh nghiệm rất rõ trạng thái đó và dạy đạt được trạng thái đó”-Thầy trả lời.
- “Trạng thái nào vậy, thưa Thầy ?”
- “Đó là trạng thái của thân xác, nhờ năng lượng tinh thần quá trình trao đổi chất ở trạng thái này hạ xuống điểm không”.
- “Thế liên can gì đến tâm thức cao cả ?”
- “Vì ở trạng thái đó con người dâng hiến mình không phải cho bản thân, mà cho toàn bộ nhân loại, cho sự sống trên trái đất”.
- “Xin thầy giải thích giùm !”
...
- “Phải hiểu như thế nào, thưa Thầy ?”

Tôi hiểu, chúng tôi lại chạm trán với một điều bí mật lớn lao và mặc dù Thầy rõ ràng đã có cảm tình với chúng tôi, nhưng ngài vẫn sẽ không nói gì hết.
- “Theo những điều chúng tôi đã nghiên cứu được”-quyết định tiếp cận từ hướng khác tôi hỏi- “loài ngừơi có nguồn gốc Hi-ma-lay-a và từ đó phát triển ra khắp trái đất. Liệu chủng tộc Tây Tạng có phải thượng đẳng nhất về mặt tâm linh không, thưa Thầy ?”.
- “Lâu lắm rồi, người Tây Tạng là cao cả nhất trên trái đất. Vùng Hi-ma-lay-a là khu vực siêu tâm linh. Giờ thì thời đại đó đã qua, không thể nói như vậy về người Tây Tạng hiện thời nữa”-Thầy đáp
- “Người Tây Tạng cổ đại có thể hạ quá trình trao đổi chất xuống điểm không và dâng mình cho nhân loại nói chung ?”
- “Họ làm được như vậy”.
- “Bằng cách nào, thưa Thầy ?”
-...
- “Con mắt thứ ba” có vai trò gì trong quá trình đó ?
...
- “Vai trò của mũi là gì ?”
- “Chẳng có vai trò gì hết”.

Tôi cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Tôi nhìn Vê-nhê và Xéc-gây, trông họ cũng mệt phờ sau hai tiếng toạ đàm. Tôi xin phép ra ngoài hút thuốc. Bao nhiêu câu hỏi quay cuồng trong đầu. Tiếp tục tọa đàm như thế nào ? làm thế nào để không rơi vào im lặng hoặc phải nghe các từ rủi ro “bí mật”. Có điều xin được nói trước, lúc đó chúng tôi chưa hiểu trạng thái trong đó quá trình trao đổi chất hạ xuống điểm không sẽ có ý nghĩa như thế nào.

Vê-nhê Ga-pha-rốp đã kể cho chúng tôi nghe cảm giác của cậu ta khi bị Thầy tác động bằng thôi miên.
- “Tớ có cảm tưởng óc tớ sắp sôi lên sùng sục. Lúc đầu thấy buồn ngủ ghê gớm, tớ cố chịu, tự véo mình để không gật gù. Sau đó, các cảm giác thay đổi: mặt tớ như thể phình ra, tớ cảm thấy hai con mắt lún vào, còn ở vùng gáy rất đau, dường như có người đang ép và não tớ sắp vọt ra đằng gáy”.
- “Cậu khá lắm, đã chịu được !”
- “Ngài làm vậy làm gì, muốn kiểm tra à ?”
- “Mà này” – Xéc-gây nhận xét- “các cậu có thấy trong khi thuyết giáo, ngài thường liếc sang bức vẽ người Át-lan của chúng ta không ? Bức hình đã gây được ấn tượng đấy, ngài biết hết về người Át-lan”.

Chúng tôi quay lại bàn tọa đàm. Và thật bất ngờ đối với chính bản thân, tôi kể Thầy nghe rằng, trong khoa học, chúng tôi sử dụng rộng rãi phép logic trên cơ sở trực cảm, sau đó cố tìm các phương pháp khác để chứng minh (phân tích bằng máy tính, ...).
- “Vấn đề là”- tôi nói- “trong khoa học, phương pháp logic được các học giả lĩnh hội tồi lắm”.
- “Toán là khoa học yếu”- Thầy nói nghiêm túc – “bởi nhẽ không tính đến yếu tố tâm linh. Logic học dựa trên cơ sở trực cảm, mà trực cảm lại là biểu hiện chức năng của “con mắt thứ ba”. Bằng logic có thể đạt được cái mà với tầm mức của khoa học hiện đại không thể chứng minh nổi. Chẳng hạn không thể sờ mó được điện tử, song có thể ghi nhận được biểu hiện sự hiện hữu của nó. Tôn giáo tán đồng phương pháp logic để có được cáci nfy phải không ?”- Thầy đưa mắt chỉ bức vẽ người Át-lan giả thuyết
- “Tất nhiên là như vậy. Phân tích trên máy tính đã khẳng định điều đó”.
- “Hay đấy” ...

Tất cả chúng tôi đều cảm thấy Thầy đã có thiện cảm với chúng tôi, ánh mắt ngài ấm áp hơn. Thế đấy, chúng tôi nghĩ, ngài tin vào logic, còn máy tính thì không.

- “Xin ngài cho biết”- tôi quyết định hỏi thẳng vào vấn đề,- “cái nốt thẩm mỹ trên trán phụ nữ Ấn Độ có phải là vật lưu niệm về “con mắt thứ ba” mà người thuộc về nền văn minh trước đây có không ?”
- “Phải, “con măt thứ ba” của họ rất phát triển và có một vai trò to lớn trong cuộc sống. Nhưng người ngày nay cũng có “con mắt thứ ba”, phải cái không phát triển bằng”.
...
- “Bậc được bí truyền người Pháp Nốt-tờ-ra-đa-mút viết rằng những người thuộc nền văn minh trước đây nhờ “con mắt thứ ba” đã dùng năng lượng sinh học tác động lên lực hấp dẫn. Vì vậy, họ có thể di chuyển trong không gian những khối đá khổng lồ, xây kim tự tháp và các đài kỷ niệm khác bằng đá. Thưa ngài, ngài có suy nghĩ gì về chuyện này ?”- tôi hỏi.
- “Tôi nhất trí. Chúng tôi cũng có những thông tin như vậy”- Thầy đáp.- “Ngoài ra, mãnh lực như vậy sẽ còn phát triển nơi con người và tồn tại song song với sự phát triển của nhân loại. Mãnh lực tinh thần cũng là mãnh lực thể chất. Mãnh lực, mà nhờ đó, đã xây nên các kim tự tháp là loại có hướng, còn mãnh lực không hướng là sức mạnh tàn phá”.
- “Hay biết đâu nền văn minh của mgười Át-lan tiêu vong vì họ đã không giữ được năng lượng tinh thần ở trạng thái có hướng tích cực?” – tôi hỏi
- “Họ đã tiêu vong bởi năng lượng tinh thần từ trạng thái hướng tâm đã chuyển sang ly tâm”.
- “Thế là thế nào, thưa Thầy ?”
- “Trong y học mà các vị đang nghiên cứu có khái niệm “sự tái sinh” và “sự thoái hóa”. Sự tái sinh là năng lượng chuyển hóa có hướng, nó làm mô phát triển và là cơ sở của sự sống thể xác. Sự thoái hóa là năng lượng chuyển hóa không hướng, nó đưa đến phá hủy các mô và cái chết. Trong vật lý năng lượng có hướng làm chuyển động máy bay, xe lửa, còn năng lượng vô hướng dẫn đến bùng nổ. Năng lượng tinh thần cũng có thể có hai trạng thái : tâm năng hướng tâm và tâm năng ly tâm. Các quy luật của tâm năng, về nhiều mặt, giống với quy luật đối với năng lượng đầu xương và năng lượng thể chất và có thể tác động mạnh hơn tới loài người. Song có một luật lệ chủ yếu đối với tâm năng-nó phải là hướng tâm, phải hướng vào trong. Tất cả các bậc tiên tri, dù đó là Đức Phật, Chúa Giê-su, Mô-ha-mét và các bậc khác, đều dạy một điều chính yếu: tâm năng phải hướng vào trong. Đó là điểm chủ yếu trong học thuyết của các bậc đó”.
- “Xin Thầy giải thích giùm”.
- “Lấy ví dụ Hít-le. Hít-le đã thay đức Chúa Trời. Dĩ nhiên, Hít-le vốn không có kinh nghiệm tôn giáo đã không định hướng tư duy dân tộc mình vào bên trong, nghĩa là làm cho mỗi người hướng vào phân tích nội tâm và nhìn vào đó. Ngược lại, bị tư tưởng bá chủ thế giới ám ảnh ông ta đã cố hướng tâm năng dân tộc mình ra ngoài nghĩa là tàn phá, gây chiến tranh. Xin các vị hiểu cho đúng việc hàng ngày mỗi người phân tích và đi sâu vào tâm hồn mình có một sức mạnh rất lớn; một khi đã thoát ra khỏi tâm và có tính chất ly tâm, mãnh lực này nhất định sẽ dẫn đến tai họa, kể cả hiểm họa toàn cầu”.
...
- “Tâm năng có khả năng tác động lên cả các đối tượng vũ trụ”- Thầy nói
- “Vậy Thượng Đế có giúp gì không ?” - tôi hỏi
- “Thượng Đế ở ngoài mãnh lực, không liên quan gì đến sức mạnh”-Thầy trả lời
- “Thượng Đế chỉ tác động thông qua các bậc tiên tri thôi à ?”
- “Thông qua các bậc Tiên tri, thông qua tín ngưỡng. Điều chính yếu: hướng năng lượng tinh thần vào tâm. Chính bức thông điệp cuối cùng: “SoHm” đã đề cập đến vấn đề đó.
- “Xin Thầy kể cụ thể hơn về bức thông điệp cuối cùng.
- “SoHm”: “đó là những từ ngữ vĩ đại”-Thầy bắt đầu nói- “Đúng ra phải đọc So là Xa chứ không phải là Xâu và Hm là Ư-hừm chứ không phải là Hừm. “So” nghìa là “Tôi là đấy”, “Hm” nghĩa là “Tôi chính là bản thân”. Còn nghĩa chung của “SoHm” là: “tự thể thiện mình đi”- Thầy giơ một ngón tay lên.
- “Tự thể hiện, thưa Thầy ? Ai vậy ?”
- “Con người. Mà mỗi người phải thể hiện độc lập. Bức thông điệp cuối cùng “SoHm” đến trái đất cùng lúc các bậc tiên tri cũng nhận được và thông qua họ đã truyền đi khắp thế gian. Bức thông điệp cuối cùng “SoHm’ đi vào lòng mỗi người. Ai thực hiện được nguyên lý “SoHm”, người đó sẽ hạnh phúc. Nếu nhân loại thực hiện “SoHm” thì sẽ sống sót trên Trái đất. Suốt đời tôi làm theo “SoHm”.
- “Tại sao bức thông điệp lại là cuối cùng ?”
- “Nói đúng phải là bức thông điệp dứt khoát.”
- “Tại sao lại là bức thông điệp dứt khoát, thưa Thầy ?” – tôi hỏi
- “Bởi vì, Đấng Trí Tôn đã nhiều lần giúp loài người trên Trái đất. Vậy mà các nền văn minh trên Trái đất vẫn tự hủy diệt. Các bậc tiên tri cũng dạy nền văn minh chúng ta phải làm cho năng lượng tinh thần mang tính hướng tâm, đừng để nó chuyển thành ly tâm. Liệu sự giúp đỡ như vậy của Đấng Trí Tôn có đủ cho lần này đối với trường hợp nền văn minh của chúng ta không ? Nếu không đủ thì ... Xin các vị nhớ cho: Thượng Đế ở ngoài mãnh lực, Thượng Đế không sử dụng sức mạnh. Đủ rồi ! Lúc này nền văn minh của chúng ta phải tự lập, chỉ có tự lập thôi”- Thầy đáp.
- “Liệu điều đó có nghĩa là nếu nền văn minh của chúng ta bị hủy diệt, ví dụ nếu để xảy ra thế chiến lần thứ III, thì đó sẽ là nền văn minh cuối cùng trên Trái Đất ?” – “Có thể lắm, lúc này chúng ta phải tự mình xoay xở lấy, chỉ có tự thân thôi”.

Im lặng. Ai cũng suy ngẫm điều vừa nói ra. Cái gì đó như tiền định đè nặng lên nhận thức.
- “Trạng thái hiện nay bên mắt phải là trạng thái đặc sắc để thể nghiệm”-Thầy bỗng lên tiếng.
- “Gì cơ, thưa Thầy ?”
- “Điều này chỉ có các bậc Thầy chúng tôi mới biết”.
- “Xin Thầy nhìn lên bức hình người Át-lan giả thuyết do chúng tôi thực hiện”- tôi nói, lái câu chuyện sang hướng khác- “người Át-lan cũng có cặp mắt như thế này phải không Thầy ?”
- “Theo kinh nghiệm của tôi thì như vậy. Họ có con mắt tốt hơn của chúng ta. Mắt họ to và ít bệnh tật hơn”.
- “Họ có cái mũi như trên bức vẽ của chúng tôi phải không Thầy ?”- tôi hỏi
- “Mũi họ nhỏ, như thế kia và hơi khác một tí”- Thầy đáp- “mũi họ tồi, hay bị bệnh”.
- “Thế còn “con mắt thứ ba”, thưa Thầy ?”
- “Cái đó của họ rất phát triển, nhưng không có cái lỗ trên trán”.
- “Do đâu Thầy biết tất cả điều đó ?”
- “Xô-ma-chi”i...
- “Xô-ma-chi, đó là gì vậy, thưa Thầy ?”
-...

Thầy làm điệu bộ cho biết, đã tới lúc kết thúc câu chuyện.
- “Xin được hỏi Thầy câu cuối cùng. Các bậc tiên tri đều là những người thuộc nền văn minh trước đây ?”
- “Không phải tất cả. Chẳng hạn Ra-ma là con trai của Cờ-ri-sơ-na với người đàn bà bình thường”. Nói chung-Thầy tổng kết buổi tọa đàm- “tôi thấy lí thú được chuyện trò với các vị. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm kiếm đất nước Sam-ba-la. Chúc các vị cũng thành công. Nếu các vị đoán ra thì chuyện đó phải rơi vào những bàn tay thiện. Đất nước Sam-ba-la có thể được gìn giữ, những kẻ độc ác sẽ bị những lực lượng đặc biệt tiêu diệt”.

Thầy cầm bức vẽ của chúng tôi, nhìn chăm chú một lần nữa rồi đưa mắt nhìn chúng tôi và bước ra.

Chương 5
Xô-ma-chi huyền bí.


Chúng tôi đi tiếp đến thành phố Am-rít-ca của Ấn Độ để gặp đạo sư Đa-ram Rát-giê Bờ-khát-chi. Khi còn ở trường Tổng hợp Đê-li, chúng tôi đã nghe nói về ngài, nhiều học giả-lịch sử gia và các nhà hoạt động tôn giáo khuyên chúng tôi nên gặp ngài. Con người này có chức sắc tôn giáo cao : Swami, không trụ trì đạo viện nào mà lại dành cuộc đời mình cho việc nghiên cứu tín ngưỡng phương Đông. Đó là một hiện tượng thật hiếm, không phải lãnh tụ tôn giáo mà là một nhà bác học được nhận một tước vị tôn giáo cao như vậy. Đạo sư Đa-ram đã nghiên cứu trên 700 cuốn thư tịch cổ đại, nói được vài ngoại ngữ, trong đó có tiếng Phạn, viết nhiều sách, rất nổi tiếng trong giới tín ngưỡng và giới học giả, là công dân danh dự của thành phố.
...
Thầy Đa-ram nhỏ bé, ngoại hình khó bảo là đẹp được. Dưới cặp mắt rủ xuống là hai con mắt to và sâu. Thật là không tương ứng: một tâm hồn lớn lao, mạnh mẽ được nhiều người nhắc tới và một tướng mạo xấu xí.

Nhưng vừa cất tiếng nói về vai trò của khoa học tôn giáo khuôn mặt ngài linh hoạt hẳn: cặp mắt long lanh tỏa ra sự ấm áp và hồn hậu, nét mặt sinh động, nụ cười mở rộng và xởi lởi.
...
- “Vai trò của khoa học tôn giáo không được đánh giá đúng mức trên thế giới”- Thầy Đa-ram nói,- “Tôn giáo là kinh nghiệm của các nền văn minh trước đây, những nền văn minh phát triển hơn. Sự kém cỏi của nền văn minh chúng ta không cho phép nhận thức đầy đủ các kinh nghiệm tôn giáo, bởi thế, tôn giáo bắt buộc mọi người phải thuộc các định đề tôn giáo vì sự phát triển tích cực của xã hội. Nếu với trình độ hiện nay của khoa học, phần thể xác có thể được nghiên cứu khá tốt, thì chưa có những phương pháp nghiên cứu phần tâm hồn, đo đạc năng lượng tinh thần, mà không còn nghi ngờ gì nữa, là nó có mãnh lực to lớn. Trong các công trình của mình tôi cố gắng liên kết kinh nghiệm tôn giáo với tri thức hiện đại, tôi rán sức để tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu, chứ không phải niềm tin mù quáng. Trong lĩnh vực này còn biết bao điều bí mật”.
...
Tôi trình bày nội dung giả thuyết của chúng tôi
...
- “Trực cảm đó là tinh hoa trí tuệ. Phép logic: đó là phương pháp chủ yếu trong khoa học. Nhưng ngay toán học kết hợp với logic học có thể cho phép nhìn sâu vào bên trong, thậm chí vào tâm hồn”,-Thầy Đa-ram cắt ngang.

Trình bày xong, tôi đưa thầy Đa-ram xem bức vẽ người Át-lan giả thuyết.

Thầy nhìn bức hình rồi ngước nhìn chúng tôi và nói to:
- ‘Xô-ma-chi”
- “Cái gì vậy, thưa Thầy ?”
- “Các vị tìm thấy thân xác người đó trong núi phải không ?”,- như không nghe tôi nói, thầy Đa-ram hỏi.
- “Không, thưa Thầy”.
- “Dưới biển ?”
- “Không, thưa Thầy”.
- “Vậy thì ở đâu ?”
- “Chúng tôi không tìm thấy xác nào cả. Bức hình này là kết quả phân tích con mắt được vẽ trên đền chùa Tây Tạng bằng hình học nhãn khoa.”
- “Không phải tất cả đều đúng”,-thầy Đa-ram thốt lên.
- “Xô-ma-chi nghĩa là gì, thưa Thầy ?”
- “Xin các vị nhìn bức vẽ của các vị. Mắt của người này nửa nhắm, nửa mở, người này như nửa sống, nửa chết. Xô-ma-chi là khi thân tôi bất động như đá, như thể chết rồi, nhưng tôi lại vẫn sống. Một thân xác bất động như đá, nhưng còn sự sống”.
- “Thế ra các lạt ma Tây Tạng đã vẽ trên các đền chùa hai con mắt của đại diện nền văn minh trước đây trong tư thế định phải không, thưa Thầy ?”,- tôi hỏi
- “Vâng”,-thầy Đa-ram đáp
- “Do đâu các lại ma Tây Tạng lại có thông tin về tính chất con mắt của người thuộc nền văn minh trước đây ?”
- “Họ đã nhìn thấy những người đó”.
- “Ở đâu, thưa Thầy ?”
- “Trong núi”
- “Khi nào, thưa Thầy ?”
- “Cách đây không lâu lắm !”
- “Xin Thầy cho biết cụ thể hơn về Xô-ma-chi”
- “Tôi xin kể một chuyện lịch sử. Năm 1893, Thầy Ra-ma Cờ-ri-sơ-na ở Ben-ga-li lập trường yoga dạy nhập xô-ma-chi. Một hôm sau khi đã mời bác sĩ đến chứng kiến, Ra-ma Cờ-ri-sơ-na nhập xô-ma-chi. Khám xét thân thể Ra-ma Cờ-ri-sơ-na, vị bác sĩ thấy Thầy đã chết và hạ bút ký giấy báo tử. Sau đó Ra-ma Cờ-ri-sơ-na sống lại. Sau này ngành y đã nhiều lần tiến hành khám nghiệm những người trong trạng thái xô-ma-chi và thấy: mạch, điện tâm đồ, điện não đồ không đo được, thân nhiệt hạ. Rất nhiều trường hợp con người ta ở trạng thái xô-ma-chi vài năm lại tái sinh. Sự xuất hiện của họ đã làm những người xung quanh ngạc nhiên và hoảng sợ”.
- “Xô-ma-chi có phải là giấc ngủ lịm không, thưa Thầy ?”
- “Không phải. Khi ngủ lịm, não vẫn hoạt động, vẫn có quá trình trao đổi chất. Ở trạng thái xô-ma-chi, cơ thể bất động như đá”.
- “Phải hiểu trạng thái bất động như đá là như thế nào, thưa Thầy ?”,- tôi hỏi
- “Thân xác trở nên rắn và lạnh không tự nhiên. Tư thế người chết cũng cứng hơn cơ thể sống, nhưng thân thể ở trạng thái xô-ma-chi cứng hơn nhiều. Nói một cách hình tượng: rắn như đá vậy”.
- “Xin Thầy giải thích rõ hơn”.
- “Trạng thái bất động như đá (stone-still stale) là thuật ngữ đã được giới khoa học nghiên cứu hiện tượng xô-ma-chi thừa nhận. Dĩ nhiên không phải xương thịt người ta biến thành đá tự nhiên, chỉ là thân thể trở nên rất rắn” - thầy Đa-ram đáp
- “Nhờ đâu mà thân thể ở trạng thái xô-ma-chi lại hóa rắn như vậy, thưa Thầy?”
- “Do trao đổi chất trong người hạ xuống điểm không”.
...
- “Đó là một cơ chế đặc biệt và được vận hành thông qua nước của cơ thể”- đạo sư Đa-ram đáp
- “Cơ thể ở trạng thái xô-ma-chi có bị vi khuẩn tác động không, thưa Thầy?”
- “Gần như không bị tác động. Nhưng tốt nhất chọn những nơi sạch sẽ”.
- “Nhiệt độ tác động như thế nào đối với cơ thể trong trạng thái xô-ma-chi”.
- “Tốt hơn hết là nhiệt độ lạnh”.
- “Cần tác động như thế nào đến nước của cơ thể để hạ trao đổi chất xuống điểm không, thưa Thầy ?”
- “Thông qua sinh trường bằng cách tham thiền”- Thầy Đa-ram đáp,- “Sinh trường và nước trong cơ thể đi đôi với nhau. Nhưng con người phải học cách thiền hiệu quả tới mức làm cho sinh trường tác động lên nước của cơ thể và qua nước lên quá trình trao đổi chất. Xô-ma-chi là hình thái nhập định cao nhất. Không phải ai tham thiền cũng đạt được định và không phải người nào học được cách nhập định rồi đều có thể đạt được trạng thái xô-ma-chi, khi mà thể xác có thể được bảo toàn trong nhiều năm”.
- “Thế chuyện gì sẽ xảy ra với phần linh hồn trong trạng thái xô-ma-chi ?”
- “Trong học thuyết về xô-ma-chi có thuật ngữ “OBE” (Out of Body Experience) có nghĩa là “kinh nghiệm ngoài thân xác”, người ta có thể quan sát thân thể mình từ ngoài. Ở trạng thái xô-ma-chi phần linh hồn ở ngoài, dường như bên cạnh thân xác. Con người có thể tiếp tục sự sống sau khi thể xác đã rơi vào trạng thái như bị ướp khô, rồi lại quay về đó. Nhờ xô-ma-chi có thể hiểu được sự sống của linh hồn; bạn thấy được thể xác mình trong thực tại, một thân thể bất động và dường như đã chết, song bạn cảm nhận thấy mình đang sống. Trong trạng thái xô-ma-chi con người hiểu rằng có thể sống không cần đến phần xác”.
- “Nghĩa là vai trò của xô-ma-chi một mặt cho thấy khả năng sống không cần tới thể xác, mặt khác khả năng bảo toàn thi thể trong nhiều năm. Nói một cách có hình tượng : thể xác còn dùng được”- tôi nói
- “Thể xác có thể được bảo toàn hàng trăm, hàng nghìn và thậm chí hàng triệu năm”- đạo sư Đa-ram đáp.
- “Lạ thật”,- tôi thốt lên,- “vậy ra xô-ma-chi có thể là trạng thái cứu hộ con người khi gặp các tai biến và hiểm nguy, kể cả thảm họa toàn cầu. Việc bảo toàn thân thể con người trong trạng thái xô-ma-chi có thể là một sự hứa hẹn thiết lập Quỹ gen nhân loại, đúng thế không, thưa Thầy ?”
...
- “Liệu có cần bảo toàn thân thể con người trong trường hợp thảm họa toàn cầu không, thưa Thầy ?”
- “Cũng không được giảm nhẹ vai trò của phần xác, như thái độ của một vài tôn giáo. Thân thể con người đã được tạo nên qua một quá trình tiến hóa lâu dài. Việc gì phải đi lại chặng đường đó từ đầu, bảo quản thân thể ở trạng thái xô-ma-chi có phải dễ hơn không ?”- thầy Đa-ram đáp
...
- “Thế phần linh hồn ở đâu, thưa Thầy ?”
- “Linh hồn trong dân gian gọi là tim. Nhưng tim chỉ là cái bơm. Còn “tim-linh hồn” nằm ở khu vực rốn.
-Trong y học có khái niệm “người thực vật” nghĩa là tim vẫn hoạt động, vẫn diễn ra quá trình trao đổi chất, nhưng con người lại bất tỉnh nhân sự. Liệu thế có nghĩa là linh hồn không muốn quay lại với cái thể xác đó, hoặc thể xác đó bị hủy hoại quá mức ?”- tôi hỏi
- “Vâng, về nguyên tắc, thể xác có thể sống không cần linh hồn, nhưng như vậy sẽ là “người thực vật”. Nếu hồn quay lại với thể xác thì lúc đó mới là người”.
- “Vậy quan hệ tương hỗ giữa thể xác và hồn là như thế nào, thưa Thầy ?”
- “Nếu hồn ở ngoài thể xác trong trạng thái xô-ma-chi, thì thân thể vẫn ở trạng thái bất động như đá. Nếu hồn trở lại thể xác, thì con người ra khỏi trạng thái xô-ma-chi và sống lại năm, mười, một trăm, một nghìn, nhiều nghìn và triệu năm sau đó”- thầy Đa-ram đáp.
- “Ai phái hồn nhập vào thể xác, thưa Thầy ?”
- “Đấng Trí Tôn. Ở trạng thái xô-ma-chi rất có lợi vì con người biết được một đời sống khác: đời sống của linh hồn, kinh nghiệm được vai trò của Đấng Trí Tôn và sau khi hồn nhập lại vào thể xác, con người có tâm hơn, không hiếu chiến. Nếu mọi người ở trạng thái xô-ma-chi nhiều hơn thì hòa bình trên thế gian sẽ được gìn giữ”.
- “Linh hồn là gì, thưa Thầy ?”
- “Linh hồn là một phần năng lượng vũ trụ và nó nằm trong một không gian được vạch riêng. Năng lượng linh hồn đó là năng lượng ở ngoài êlectron và proton. Nhưng tâm năng mạnh mẽ vô cùng, nó có khả năng tác động lên lực hấp dẫn. Năng lượng của nhiều tâm có một sức mạnh lớn lao. Có tâm năng tích cực và tâm năng tiêu cực, chúng gắn liền với nhau. Tâm năng có thể sáng tạo và có thể tàn phá. Hít-le đã tích lũy tâm năng tiêu cực và nó đã đưa đến hủy diệt con người, chiến tranh. Cái ác và cái thiện song hành. Tâm năng tiêu cực có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch”...
- “Nói có hình tượng, tâm năng thu hút các đối tượng vũ trụ giống như chớp hình cầu bị điện hút, phải không, thưa Thầy ?”- Vê-nhê Ga-pha-rốp hỏi
- “Nói một cách hình tượng thì đúng như vậy. Song ở đây còn có tác động của các quy luật tự nhiên khác”- đạo sư Đa-ram đáp
- “Hay nhỉ”.
- “Các vị bắt đầu nghiên cứu từ con mắt”- thầy Đa-ram nói tiếp,- “và tất nhiên các vị biết rằng, con mắt là tấm gương phản chiếu tâm hồn. Chúng ta nói chuyện với nhau không chỉ bằng ngôn ngữ, mà cả bằng mắt, vì con mắt là cửa sổ mở vào tâm hồn. Thị giác lọt ngay vào tâm hồn, bởi thị giác là cảm giác chủ yếu của chúng ta. Xin các vị so sánh : cự li của thị giác : nhiều kilomet, cự li của thính giác : nhiều mét, lưỡi và các ngón tay hoạt động thông qua giao tiếp. Người mù thiệt thòi rất nhiều, không chỉ trong đời sống thể chất, mà cả đời sống tinh thần”.
- “Điều đó có nghĩa là tâm năng tác động qua mắt ?”- tôi hỏi
- “Vâng, ngoài ra trong các nghiên cứu về mắt của các vị tôi nhận thấy một điểm cực kỳ quan trọng, đó là kích thước giác mạc là số không đổi cho mọi người. Điều đó trùng khớp với kinh nghiệm tôn giáo và minh chứng rằng, Thượng Đế đã ban phát cho mọi người những cơ hội tự thể hiện mình như nhau”.
- “Ý Thầy hay đấy”...
- “Chính giác mạc là cái cửa sổ, hồn tự thể hiện qua đó. Tôi xin có lời khuyên các vị nghiên cứu tâm năng kỹ hơn nữa, chẳng hạn đo năng lượng đó, khi nó đang ra khỏi mắt. Các vị hãy sử dụng các thành tựu mới nhất của vật lý học”- đạo sư Đa-ram nói.

Câu chuyện tiếp theo với ngài đạo sư Đa-ram chuyển sang các nền văn minh trước đây.
- “Trên trái đất đã có 22 nền văn minh”- đạo sư Đa-ram vào đề ngay,- “Đúng là các nền văn minh đã đạt trình độ công nghệ có hàm lượng chất xám cao và tự tiêu vong. Nạn tự hủy diệt diễn ra hoặc ở dạng xung đột toàn cầu hoặc là hệ quả của thảm họa vũ trụ do tác động của tâm năng tiêu cực gây ra. Sau các thảm họa toàn cầu, khí hậu trên trái đất thay đổi. Và chỉ cần khí hậu trên trái đất trở nên thuận tiện cho sự sống loài người lại xuất hiện dưới dạng nền văn minh mới, nó phát triển, đạt trình độ công nghệ có hàm lượng chất xám cao và lại tự hủy diệt”.
- “Tiếc thay, kinh nghiệm mà các nền văn minh trước đây tích lũy được cũng bị tiêu hủy theo”- tôi nói.
- “Không đâu, kinh nghiệm đã không bị hủy diệt. Những kinh nghiệm tích cực đã nhập vào Đấng Trí Tôn (nghĩa là Trường Thông tin toàn thể- tác giả). Những người có thể tiếp cận với Đấng Trí Tôn, ví như các Thầy hoặc bà Bờ-la-vát-cai-a của các vị có khả năng nhập vào các kinh nghiệm đó. Kinh nghiệm của các nền văn minh trước khác hẳn kinh nghiệm ngày nay của chúng ta. Kinh nghiệm của chúng ta đã bị vật chất hóa tột bậc”.
- “Vậy ngài nghĩ có thể nhập vào Kinh nghiệm cao cả không ?”
- “Có, nhập được”- đạo sư Đa-ram trả lời rành rọt.
- “Xin ngài kể chúng tôi nghe về nền văn minh của người Át-lan cận kề chúng ta”.
- “Nền văn minh đó rất phát triển. Nó đã bị chìm xuống đáy biển. Khí hậu thời đó rất ấm và ẩm. Trái đất gồm toàn đảo. Thực vật khác hẳn. Nhiều cây cối mọc dưới nước. Bầu trời màu đỏ. Họ có thể tác động lên lực hấp dẫn, họ có những thiết bị bay kỳ diệu. Họ nắm được tâm năng có hướng. Đó là một trong các nền văn minh phát triển trên trái đất. Tiếc thay nền văn minh đó đã tích lũy năng lượng tâm thần tiêu cực. Kết quả đã xảy ra thảm họa vũ trụ. Trái đất thay đổi trục quay, một đợt sóng biển khổng lồ tràn qua trái đất cuốn trôi các đô thị và dìm chết loài người”.
- “Chúng ta có nguồn gốc từ người Át-lan phải không, thưa Thầy ?”
- “Đúng, chúng ta thoát thai từ người Át-lan”- đạo sư Đa-ram đáp,- “người Át-lan có thể bảo toàn thân thể mình ở trạng thái xô-ma-chi trên Himalaya : phần cao nhất của thế giới, trong thời gian xảy ra đại hồng thủy, sóng biển đã không lên tới nơi. Sau này khi nước đã rút và điều kiện trên trái đất lại khá thuận tiện cho sự sống các linh hồn lại quay lại với thân xác người Át-lan và thế là họ lại bắt đầu sống trở lại, gieo hạt giống nền văn minh ngày nay. Điều kiện sống của họ khó khăn lắm. Ngoại hình của họ thay đổi dần theo sự thay đổi điều kiện sống trên trái đất và có những đường nét của con người thuộc nền văn minh của chúng ta”.
- “Thầy có thấy khó tin không ?”
- “Ở đây không có gì là khó tin cả. Khi các nhà du hành vũ trụ lên mặt trăng và lấy được mẫu đất về thử thì phát hiện trong đó có những vi sinh vật được bảo quản. Nếu trên mặt trăng xuất hiện khí quyển, các vi khuẩn đó có thể sống lại. Con người ở trạng thái xô-ma-chi là con người đã được bảo toàn. Đối với các đạo thầy phương Đông, xô-ma-chi cũng tự nhiên và dễ hiểu như định luật Newton đối với các vị vậy. Xô-ma-chi là điểm cứu hộ duy nhất trong trường hợp nền văn minh tự hủy diệt. Những người nhập xô-ma-chi và ở trong trạng thái đó hàng nghìn hàng triệu năm đã hiến mình cho mục đích cao cả : bảo toàn nhân loại trong trường hợp nền văn minh tự tiêu vong”.
- “Thể xác trong trạng thái xô-ma-chi được bảo toàn nơi nào, thưa Thầy ?”
- “Chúng có thể được bảo quản ở ba nơi”- đạo sư Đa-ram đáp,- “Chỗ thứ nhất là trong nước. Nước là một thực thể đặc biệt, sự sống xuất hiện trên trái đất có vai trò đặc biệt của nước. Nước là thứ trung dung giữa không khí và đất. 66% trong con người là nước. Thành phần muối trong nước biển và trong cơ thể người áng chừng như nhau. Bởi vậy, thân thể người ở trạng thái xô-ma-chi có thể được bảo quản trong nước một thời gian dài. Cơ chế hạ thấp trao đổi chất trong xô-ma-chi là sự thay đổi thuộc tính của nước trong cơ thể người.”
- “Xin lỗi Thầy”- tôi không kìm được nữa,- “viện chúng tôi nghiên cứu nước của cơ thể người mấy năm rồi. Chúng tôi thấy nước đó mang thông tin, nó có vai trò rất lớn trong tái tạo mô”.
- “Thông tin nằm trong nước cơ thể gắn với linh hồn”- đạo sư Đa-ram nói
...
- “Thế còn chỗ thứ hai và thứ ba, nơi cơ thể con người có thể được bảo quản trong trạng thái xô-ma-chi ?”
- “Đó là băng hà và hang động. Ví dụ ở Himalaya đã tìm thấy con cá nằm trong băng hàng triệu năm. Khi băng tan con cá đó bơi ra. Hiện tượng tương tự cũng có thể xảy ra với con người trong trạng thái xô-ma-chi. Còn trong hang động, nhiệt độ lạnh ổn định cũng rất thuận tiện cho việc bảo quản thân thể trong trạng thái xô-ma-chi”.
- “Tôi đọc thấy”- Xéc-gây nói,- “ai đó trong số các nhà nghiên cứu người Nga, Xi-bi-cốp hoặc Rê-rích gì đó, đã nhìn thấy trong một cái hang ở Tây Tạng cái sọ người rất to, trên trán có một cái lỗ giống như hố mắt”.
-“ Con mắt thứ ba” trông không giống con mắt. Cái lỗ có thể là chấn thương”- đạo sư Đa-ram trả lời,- “mà này tôi không khuyên các vị vào trong hang động tìm kiếm người Át-lan ở trạng thái xô-ma-chi đâu nhé”.
- “Vì sao, thưa Thầy ?”
- “Nguy hiểm cho các vị”.
- “Cái gì nguy hiểm, thưa Thầy ?”
- “Cái hang có thân thể người Át-lan ở trạng thái xô-ma-chi vô cùng hiểm trở và khuất tầm mắt. Người ta đã cố tình làm như vậy để con người không chết. Trong đó có các lực đặc biệt, mà chúng ta không biết, chúng nguy hiểm chết người. Các lực đó có nhiệm vụ gìn giữ sự yên tĩnh cho những người Át-lan đang định. Những lực đó do linh hồn người Át-lan ở trạng thái xô-ma-chi chỉ dẫn, các lực này có tính chất năng lượng sinh học và cùng loại với lực mà người Át-lan đã sử dụng để tác động lên lực hấp dẫn và di chuyển các khối đá khổng lồ để xây dựng kim tự tháp. Người thuộc nền văn minh chúng ta chưa biết cách chống trả lại các lực đó: không nên quên rằng, nền văn minh của người Át-lan phát triển hơn nền văn minh của chúng ta nhiều”.
- “Vậy có thể tiếp xúc với linh hồn người Át-lan ở trạng thái xô-ma-chi không, thưa Thầy ?”
- “Không chắc. Tầm mức phát triển tâm linh của người Át-lan cao hơn ta nhiều. Chắc gì họ đã tin động cơ của các vị là thiện chí. Xin các vị nhớ cho : không ông vua nào, không vị tổng thống nào, không nhà bác học nào, không một ai được phép quấy rầy các Át-lan đang trong trạng thái xô-ma-chi. Chỉ có họ, những người đang nhập định được quyết định. Không được phép mà cứ vào là chết”.
- “Việc bảo toàn thể xác người Át-lan trong băng hà và hang động chắc cũng như vậy, thưa Thầy ?”
- “Vâng”,- đạo sư Đa-ram trả lời chắc chắn.

Im lặng. Bức màn bí mật đang hé mở, nhưng rõ ràng không thể mở ra hoàn toàn.
- “Các nhà tiên tri là ai, thưa Thầy ?”- tôi hỏi phá tan sự im lặng
- “Các nhà tiên tri là những người nắm các kinh nghiệm tốt đẹp của các nền văn minh trước đây và truyền lại cho mọi người. Phần lớn họ là những người bình dân”.
- “Liệu một người thuộc nền văn minh trước đây có ngoại hình khác những người bình thường có thể là nhà tiên tri được không, thưa Thầy ?”
- “Được chứ, đó là khi người đó ra khỏi trạng thái xô-ma-chi thì nền văn minh mới đã phát triển và con người đã thay đổi hình dáng của mình phù hợp với hoàn cảnh mới”.
- “Tôi hiểu Thầy đã mệt”- tôi nói,- “mặc dù vậy xin Thầy kể chúng tôi nghe về “SoHm”.
- “Các vị đã được nghe chuyện đó rồi thì phải ?”
- “Vâng” – Tôi trình bày ngắn gọn các thông tin chúng tôi đã nhận được về bức thông điệp cuối cùng.
- “Tôi xin bổ sung”- đạo sư Đa-ram bắt đầu kể- “SoHm” là nói chuyện bằng mũi: hít vào – “So”, thở ra – “Hm”. Đúng là những người thuộc nền văn minh trước đây nói chuyện bằng mũi. Song vai trò của “SoHm” lớn vô cùng. “SoHm” , đó là âm thanh của mũi, âm thanh của sinh và tử. Khi một đứa trẻ ra đời, nó là “người thực vật”, cùng với cái hít vào đầu tiên hồn nhập vào thân thể đứa bé, nghĩa là hít vào (“So”) là sinh. Khi con người hấp hối thì hồn lìa thân xác cùng với hơi thở hắt ra, nghĩa là thở ra (“Hm”) là tử. Hít vào có nghĩa là sống, thở ra là chết. Nguyên lý “SoHm” tượng trưng cho sự vô tận và thống nhất của sinh và tử, rằng điều chính yếu là ở nơi kia, ngoài phạm vi trần thế. “Amen” và những lời tương tự trong các tôn giáo đều là hình ảnh của “SoHm”.
- “Vì sao lại gọi “SoHm” là bức thông điệp cuối cùng, thưa Thầy ?”
- “Vì rằng, đó là lời cảnh báo về việc mỗi người cần phải tự thể hiện mình trong giới hạn của sự sống nơi trần gian theo chiều hướng tốt lành. Tiếc thay, nền văn minh trước đây của người Át-lan đã thể hiện theo chiều hướng không chỉ thiện mà cả ác. Người Át-lan dễ dàng nhập vào Đấng Trí Tôn và nhận từ đó các kinh nghiệm phục vụ mục đích không chỉ thiện mà cả ác nữa. Bức thông điệp “SoHm”, có nghĩa là nền văn minh tiếp theo, tức của chúng ta, không được tiếp cận với “Quỹ kiến thức vũ trụ”, bởi không thể tin là các kinh nghiệm đó sẽ chỉ được sử dụng vào các mục đích tốt lành. “SoHm” có nghĩa là “Hãy thể hiện mình đi” trong giai đoạn giữa cái hít đầu tiên và cái thở ra cuối cùng, nghĩa là thời kỳ sống trên trái đất”.
- “Cho con người tiếp cận với “Quỹ kiến thức vũ trụ” thật nguy hiểm bởi việc nắm biết tri thức mới, chẳng hạn về các dạng năng lượng mới, có thể trở thành điều bất hạnh cho nền văn minh của chúng ta”- tôi nói- “Nguyên lý “SoHm” chứng tỏ Đấng Trí Tôn đã quyết định : thôi không cho loài người dễ dàng tiếp cận với tri thức toàn thể, cứ để loài người tự xoay sở, tự tích lũy lấy kinh nghiệm.”
- “Đúng là như vậy”- đạo sư Đa-ram trả lời.
- “Nhưng mà”- tôi nói tiếp- “Một số người vẫn được tiếp cận với Trường thông tin toàn thể. Tôi hiểu họ là những người có động cơ tốt lành, nghĩa là trường torsion của họ rõ ràng xoắn về hướng tích cực. Chắc chắn chính những người này đã trở thành các bậc tiên tri, các khoa học gia lớn, song cuộc sống của họ khó khăn, vì họ cứ phải tranh đấu với các trường xoắn tiêu cực của nhiều người”.
- “Những người đó là các bậc Thầy”- đạo sư Đa-ram nói
- “Tôi xin kể ngài nghe một trường hợp”- tôi chưa chịu im- “Tôi được xem một bộ phim tài liệu về chuyện các nhà máy của Hít-le thiết kế và sản xuất các đĩa bay trên cơ sở các kinh nghiệm nhận được từ Trường thông tin vũ trụ. Các kinh nghiệm này do hai phụ nữ “được tiếp cận” nhận và chuyển cho bọn Hít-le. Cuối chiến tranh, bọn Hít-le đã sản xuất đĩa bay, chúng đã thử cho bay, nhưng chưa kịp sử dụng. Những chiếc đĩa bay được tạo nên không biết bằng cách nào đã biến mất. Việc nền văn minh trước đây, có lẽ như vậy, đã chuyển giao thông tin về các thiết bị bay cho bọn Hít-le theo tôi hiểu là vi phạm nguyên tắc “SoHm” – “Hãy tự thể hiện mình đi” ?
- “Có thể lắm,- đạo sư Đa-ram thốt lên.- “Nhưng ngài đừng quên rằng, còn có Thần ác vĩ đại. Tâm năng tích cực và tâm năng tiêu cực gắn liền nhau, còn cái Thiện và cái Ác song hành. Không được coi nhẹ vai trò của tâm năng tiêu cực”.
- “Vậy Trường thông tin vũ trụ có thể sửa sai được không, thưa Thầy ? Biết đâu chính đó là lý do các đĩa bay của bọn Hít-le đã biến mất một cách bí hiểm ?”
- “Khi nguyên tắc “SoHm” bị vi phạm, Đấng Trí Tôn không thể dùng mãnh lực tác động được, vì người ở ngoài mãnh lực, nhưng người có thể tác động lên phần hồn của con người. Ví dụ người có thể tác dụng lên tâm những người đã làm ra đĩa bay, thuyết phục họ phá hủy thành quả lao động của mình. Cái Thiện phải thắng, trong trường hợp ngược lại thế giới sẽ bị phá hủy”.
- “Tiếc thật, chỉ vì những kẻ Át-lan độc ác và hám quyền mà nền văn minh của chúng ta bị cắt đứt với “Quỹ kiến thức vũ trụ”,- tôi nói hằn học.
- “Tất nhiên không phải người Át-lan nào cũng độc ác, nhưng năng lượng Ác trong nền văn minh của họ đã thắng. Rồi xem nền văn minh của chúng ta sẽ ra sao, liệu cái Thiện có chiến thắng không, tôi không biết. Bởi vậy, mọi tôn giáo đều dạy bảo một điều - thường xuyên nhắc “Amen” (hoặc các lời tương tự) có nghĩa là “SoHm”, nghĩa là tôi đang tự thể hiện mình ở chiều hướng tốt lành”- đạo sư Đa-ram nói.
- “SoHm” có thể là lời cảnh báo cuối cùng đối với nhân loại. Đấng Trí Tôn có thể từ chối phái các linh hồn quay lại với thể xác ở trạng thái xô-ma-chi, nếu nền văn minh của chúng ta tự hủy diệt”.
- “Có thể lắm” ...
- “Xin được hỏi câu cuối cùng”- tôi nói,- “Đầu buổi tọa đàm, khi chúng tôi đưa ngài xem bức hình người Át-lan giả thuyết, ngài hỏi chúng tôi có nhìn thấy họ không. Ngày nay, vẫn có thể trông thấy họ hay sao, thưa Thầy ?”
- “Đúng. Đến bây giờ họ vẫn phải đang ở trạng thái xô-ma-chi. Và không chỉ có họ”...
- “Còn ai nữa, thưa Thầy ?”
...

Chúng tôi giã từ nhau lâu và ấm áp tình người. Từ con người này toát ra một tâm linh nhân hậu và mãnh lực.Tôi không muốn ra về. Xéc-gây và Vê-nhê lần lượt bắt tay Thầy, tôi chụp ảnh họ. Đạo sư Đa-ram nở nụ cười rộng mở.
- “Các vị hãy sử dụng các kinh nghiệm đó vào những mục tiêu tốt đẹp”- Thầy nói lần cuối.
...

Đây là một trường hợp trong khoa học, khi những dữ liệu nhận được một cách độc lập trùng lặp với các kinh nghiệm lịch sử - tôn giáo. Tôn giáo mà nhiều người coi như truyện cổ tích hay lời răn mộ đạo lại là một kinh nghiệm sâu sắc đến từ các nền văn minh trước đây, như đạo sư Đa-ram đã nói.

Chúng tôi hiểu ra rằng, những kinh nghiệm tôn giáo sâu sắc không được phổ biến rộng rãi nghĩa là giữ bí mật, chỉ vì chúng có thể rơi vào tay những thế lực độc ác.
...
Chúng tôi lên đường đi Nê-pan và Tây Tạng. Giờ thì chúng tôi biết những vấn đề cần hỏi. Các lạt-ma Tây Tạng sẽ nói gì về vấn đề này nhỉ ?


Phần III
CÁC BẬC LẠT-MA NÊ-PAN VÀ TÂY TẠNG ĐÃ NÓI GÌ



Chương I
NHẬP XÔ-MA-CHI NHƯ THẾ NÀO


Từ Đê-li chúng tôi bay đến Cát-man-đu, thủ đô của Nê-pan. Đón chúng tôi ở sân bay là Va-lê-ri Lô-ban-cốp và Va-len-chi-na Ia-cốp-lê-va, hai thành viên đoàn thám hiểm của chúng tôi. Họ làm việc ở nước này đã hơn một tuần. Cùng với họ có Sếch-can A-ri-en, một trong các thành viên đoàn thám hiểm người Nê-pan, nhà vật lý có tên tuổi của nước này, giảng viên trường Đại học Tổng hợp Nê-pan. Theo lời giới thiệu của hội đồng nghiên cứu Nê-pan thì đó là một người am hiểu tín ngưỡng Tây Tạng và có khả năng phân tích các dữ liệu tôn giáo trên quan điểm của vật lý học hiện đại. Ông ta nói tiếng Anh thông thạo.

Va-lê-ri, Sếch-can và Va-len-chi-na đã bố trí vài buổi gặp gỡ với các nhân vật mà chúng tôi quan tâm. Nhân đây họ cho biết là: có lẽ sẽ khó nói chuyện cởi mở với các lạt ma Tây Tạng.

Chuyện là phần lớn các lạt ma có tước vị đã di tản đến Nê-pan từ Tây Tạng vào năm 1949 khi Tây Tạng sáp nhập vào Trung Quốc. Họ không còn tin vào những ai quan tâm tới các kinh nghiệm của họ, bởi lẽ bất kể trường hợp nào, thì những kinh nghiệm đó cũng gắn với quá khứ bi thảm của họ. Tới giờ họ vẫn sợ khủng khiếp, họ sợ lời nói dối, những khẩu hiệu đẹp đẽ về bình đẳng cho mọi người, nhưng đằng sau đó lại ẩn giấu sự tàn phá và chết chóc.

Đầu tiên chúng tôi gặp thiền sư xuất sắc Sam-bu Kha-pa, lãnh đạo Trung tâm Thiền ở Cát-man-đu. Theo lời của Sếch-can, vị này không nắm kinh nghiệm cổ đại sâu sắc như các lạt ma khác, nhưng ngày nào cũng dạy Thiền, có thể giúp nhập xô-ma-chi và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Thiền sư cho biết, thông qua thiền có thể đạt được trạng thái xô-ma-chi. Học thuyết về thiền xuất hiện ở Tây Tạng và từ đó tỏa ra khắp thế giới. Tham thiền là tập trung tư tưởng vào một đối tượng nào đó hoặc không sử dụng đối tượng. Tự mình bắt đầu tập thiền khó, cần phải theo học tại một trường chuyên.

Khi tham thiền, người ta nhập vào phần tinh thần bên trong. Lúc này người ta có khả năng cảm nhận từng phần trong cơ thể mình, có thể cùng một lúc cảm nhận được toàn thân thể, có thể theo dõi mọi biến đổi trong cơ thể từng phần giây một. Trong trạng thái xô-ma-chi, người ta ý thức cuộc sống sâu sắc hơn, có thể tìm ra con đường đi của đời mình, nhận ra rằng thể xác là công cụ của linh hồn. Sau khi tham thiền, người ta khẳng định : chẳng tội gì phải thay trâu vác cày chỉ vì vài cái chuyện thiếu thốn vật chất, ví dụ thiếu tiền, kết quả con người trở nên hiền hòa là mục đích chính của thiền.

Tiếp theo, thầy chia thiền ra ba giai đoạn:

1. Sơ thiền : khi đạt được đạo lý sâu sắc
2. Định (tức xô-ma-chi) : khi hồn lìa thân thể chuyển sang trạng thái bất động rắn như đá
3. Bát nhã : khi đạt được sự anh minh chân chính trong ý thức về sự sống trong vũ trụ.


- “Trạng thái xô-ma-chi có những đặc điểm gì thưa Thầy ?” Do you follow my mind ? – tôi hỏi
- “Yes,”-thiền sư đáp,- “Để nhập xô-ma-chi, cần rũ bỏ tâm năng tiêu cực. Điểm này rất quan trọng, tâm hồn và thể xác phải giải thoát ra khỏi những gì tiêu cực. Bên Mỹ đang nghiên cứu khả năng bảo quản thân thể trong nhiều năm để sau đó con người có thể sống lại. Song họ không tính đến một điều, bảo quản thân thể kiểu xô-ma-chi chỉ có thể thực hiện được sau khi đã tự giải thoát khỏi năng lượng tiêu cực”.

- “Vậy cơ chế rũ bỏ tâm năng tiêu cực như thế nào, thưa Thầy ?”
- “Cơ chế này gắn với tập trung tư tưởng lúc hít vào và khi thở ra. Thở là sự chuyển động vào trong và ra ngoài nên cần tập trung tinh thần, tự nhủ mình rằng, hít vào là sống, thở ra là chết, chúng ta ở trong các vòng luân hồi sinh tử mà…”
- “Kiểu nguyên lý “SoHm” - một nguyên lý vĩ đại gắn với thở bằng mũi ? “–tôi ngắt lời Thầy.

- “Vâng, như vậy đấy”-Thầy nói,- “Thật ra chúng ta liên hệ cái hít vào với sinh, thở ra với tử, chúng ta bắt mình phải tự thể hiện, bởi hình thức tự thể hiện mình cao nhất đó là anh minh. Mà đến được với anh minh (với nghĩa là khả năng tự phân tích nội tâm của mình) chỉ có thể thông qua xô-ma-chi”.

- “Nhập xô-ma-chi có khó không, thưa Thầy, khi mà mạch ngừng đập, năng lượng chuyển hóa hạ xuống điểm không, còn thân thể trở nên bất động, cứng đơ như đá ?”
- “Khó lắm chứ,-thầy đáp,-không phải ai cũng làm được. Rất hiếm người, phải là những người đã được tuyển chọn mới làm được chuyện đó”.
- “Vì sao ạ ? Ai chọn họ ?”
- “Thường thì trong trường thiền người ta nhập xô-ma-chi ba lần trong ngày, mỗi lần ở trong trạng thái đó không quá một tiếng đồng hồ. Tự xô-ma-chi sẽ cho biết bạn có khả năng ở được bao lâu…”
- “Phải hiểu “tự xô-ma-chi sẽ cho biết thời hạn” như thế nào, thưa Thầy ?” – tôi hỏi
- “Hồn khi đã thoát khỏi thể xác có thể tiếp xúc với các hồn khác và với Đấng Trí Tôn. Ở đó sẽ quyết định người ta có thể ở trong trạng thái xô-ma-chi bao lâu,-thầy trả lời”.

- “Vai trò của sức khỏe thể chất con người trong việc kéo dài thời gian nhập xô-ma-chi như thế nào, thưa thầy ?”
- “Sức khỏe thể chất có vai trò nhất định, song quan trọng là nhiệt độ phải thấp thì thể xác ở trạng thái xô-ma-chi được bảo quản tốt hơn. Thân thể phải thoát ra khỏi mọi cái tiêu cực cũng như tâm hồn phải rũ sạch khỏi năng lượng tiêu cực. Chỉ có người được giải thoát khỏi mọi cái tiêu cực mới hy vọng có thể kéo dài thời gian xô-ma-chi. Còn nói chung vai trò của phần xác không lớn, vì đó chỉ là công cụ của phần hồn. Do you follow my mind ?” - thầy hỏi
- “Yes. Nhưng điều thầy vừa nói rất quan trọng. Tôi hiểu thế này, thưa Thầy,-kéo dài xô-ma-chi hàng nghìn và hàng triệu năm, đúng ra phải coi là Quỹ gen của nhân loại trong trường hợp có hiểm họa toàn cầu. Những người nhập xô-ma-chi sâu và kéo dài là tự định đoạt mình trở thành các ông tổ, bà tổ của nền văn minh mới trong trường hợp xảy ra hiểm họa toàn cầu, tự đặt mình vào quá trình sống sót khi tình hình trái đất thay đổi. Do you follow my mind ?”
- “Yes”,-thầy đáp

- “Hiển nhiên là không phải ai cũng được nhập xô-ma-chi lâu để trở thành ông tổ, bà tổ của nền văn minh mới. Đại diện của quỹ gen nhân loại và việc làm đầy trách nhiệm. Đó phải là những người đã được tuyển lựa. Tâm hồn của những người này phải thoát ra khỏi tâm năng tiêu cực, nghĩa là không được có những trường xoắn tiêu cực. Thể xác những người đó phải khỏe mạnh, không có bệnh tật, vì bệnh gì cũng vậy sẽ xoắn trường torsion của phần hồn về phía tiêu cực, điều này đã được khẳng định qua các thông số của hình học nhãn khoa thống nhất thể hiện tính cách hung dữ và bệnh tật. Hoàn toàn hiểu được là Đấng Trí Tôn, tức là Trường thông tin toàn thể, sau khi phân tích phần hồn cùng với các biểu hiện tình trạng sức khỏe của thể xác quyết định được hay không được nhập xô-ma-chi lâu dài. Nhập xô-ma-chi lâu và trở thành đại diện Quỹ gen nhân loại là sứ mạng tinh thần cao cả của con người, mà chỉ có thể là con người xứng đáng”.
- “Đúng vậy”,-thầy trả lời,-“ Tôi xin được bổ sung : ở giai đoạn cao nhất của xô-ma-chi bạn ý thức được sứ mạng của mình trên thế gian, mục tiêu khi nhìn vào trong”.

- “Trạng thái chết lâm sàng có giống xô-ma-chi không, thưa Thầy ?” –tôi hỏi.
- “Thực ra, khi chết lâm sàng hồn đã lìa khỏi thân, nhưng thân xác chưa được chuẩn bị để được bảo toàn trong một thời gian dài như với trường hợp xô-ma-chi”,- thầy trả lời.

- “Thầy có thể biểu diễn tham thiền nhập định cho chúng tôi xem được không ? “–tôi đề nghị
- “Việc này không thể làm theo đơn đặt hàng được,”-thầy đáp.

Lần này thì chúng tôi hiểu ông ta phần nào.
Kết quả buổi gặp gỡ này là chúng tôi xác định rõ hơn cách thức nhập xô-ma-chi và hiểu ra rằng, chỉ có những người mạnh mẽ và thanh khiết mới đạt được xô-ma-chi sâu, đồng thời biêt được sự khác biệt giữa xô-ma-chi và chết lâm sàng.

Là các bác sĩ, chúng tôi rất quan tâm tới các phương pháp tác động lên tâm hồn và thể xác nhằm trả lại sự sống cho thân thể, tức là làm con người sống lại.

Chương II
CÓ THỂ LÀM CON NGƯỜI SỐNG LẠI ĐƯỢC KHÔNG


Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã xem bộ phim về Chúa Giê-su, cảnh ngài ra hiệu bằng tay làm người ta sống lại hoặc chữa lành bệnh. Dưới ánh sáng những kiến thức thu nhận được trong chuyến đi thám hiểm và thành tựu khoa học hiện đại, chúng ta cần hiểu hiện tượng đó như thế nào ?

Logic có thể hình dung được là: Giê-su (nhà tiên tri) có thể mang linh hồn của người thuộc nền văn minh trước đây và có tiềm năng tinh thần cao hơn, đã dùng các trường xoắn mạnh mẽ, tích cực của mình tháo lơi các trường xoắn tiêu cực (là đặc trưng của bệnh tật và chết chóc) về phía tích cực. Nói bằng ngôn ngữ nhà Phật, ngài đã giải phóng tâm hồn và thể xác người ta khỏi tâm năng tiêu cực. Thể astral của linh hồn giải thoát khỏi các trường xoắn ngay lập tức tác động đến sự chuyển hóa của các mô và qua đó cơ thể hết bệnh. Hồn sau khi lìa khỏi thân xác do chết, có thể quay lại cơ thể và làm nó sống lại. Có lẽ các nhà ngoại cảm và những người chữa bệnh kiểu tương tự như vậy đã áp dụng nguyên lý đó.

Giê-su đã sử dụng mãnh lực nào để chiến đấu với tâm năng tiêu cực ? Sự hồi sinh khác với hiện tượng ra khỏi trạng thái xô-ma-chi ở chỗ nào ? Cơ chế hồn nhập lại thân xác như thế nào ?

Sếch-can A-ri-en, thành viên người Nê pan của đoàn thám hiểm khuyên chúng tôi đến gặp ngài Minh Ba-xa-đu Sa-ki-a để nghe giải đáp các thắc mắc đó. Ông này được coi là chuyên gia lớn trong lĩnh vực giáo lý về đức từ bi. Khi đó, tôi chưa cho rằng, cái từ thường gặp trong sinh hoạt đời thường đó – lòng thương cảm - lại có một vai trò to lớn, không những trong chữa bệnh, mà cả trong những vấn đề sinh và tử.
- “Đức từ bi ở đây thì có liên quan gì ? “– chúng tôi hỏi Sếch-can.
- “Đức từ bi là một khoa học lớn ở phương Đông. Có nhiều quan điểm xung quanh vấn đề này. Gặp ông ấy các vị sẽ thấy”,- Sếch can đáp.

Ngài Minh không cao, rất niềm nở, nói tiếng Anh tốt và rõ ràng. Chúng tôi không có mục đích nghiên cứu khoa học có tên là “đức từ bi”, bởi vậy, chúng tôi đưa ra những câu hỏi cụ thể và rõ ràng. Ngài Minh đã giải đáp rành mạch.

- “Đây là hai con mắt có hình vẽ trên các đền chùa ở nước của ngài. Trên cơ sở cặp mắt này, áp dụng phương pháp phân tích khoa học, chúng tôi đã dựng lại hình ảnh người có hai con mắt này. Ai đó, Đức Phật à, thưa ngài ?” – tôi hỏi.
- “Không, đây không phải Đức Phật”,- ngài Minh trả lời.- “Đây là cổ nhân thuộc thời đại xa xưa lắm rồi”.

- “Mãnh lực của lòng từ bi là gì, thưa ngài ?”
- “Lòng từ bi là sức mạnh tinh thần mang tính thiện nhất, ln lao nhất. Trong đời sống của con người, trong những việc tốt mãnh lực này có vai trò to lớn”,-ngài Minh đáp.

- “Có thể coi khi Giê su làm người sống lại và chữa bệnh, ngài đã sử dụng sức mạnh của lòng từ bi không ?” – tôi hỏi.
- “Vâng, đúng như vậy, chỉ nhờ sức mạnh của tình thương cảm mới có thể xua đuổi mãnh lực tinh thần tiêu cực ra khỏi con người. Giáo dục tình thương cảm nơi con người trên phạm vi toàn cầu có vai trò vô cùng lớn lao trong việc bảo toàn nhân loại trên trái đất”,-ngài Minh trả lời.
- “Xin ngài giải thích rõ những luận điểm cơ bản của giáo lý về đức từ bi”.
- “Có thể phân đức từ bi ra hai phương diện : từ bi sáng suốt và từ bi thiếu minh mẫn. Loại từ bi thứ hai dẫn đến ghen tuông, đố kị, độc ác. Mà mãnh lực, ví dụ của sự ghen tuông thì các ngài biêt rồi đó : bao nhiêu cuộc chiến chỉ vì ghen tuông…”

- “Lòng từ bi với xô-ma-chi có mối liên hệ như thế nào, thưa ngài ?”
- “Nhập xô-ma-chi bằng cách tham thiền, xua đuổi mọi mãnh lực tiêu cực ra khỏi thể xác và tâm hồn. Các sức mạnh tiêu cực còn có thể xua đuổi được bằng sức mạnh của lòng thương cảm. Điều này thật quan trọng : sức mạnh của lòng từ bi có khả năng xua đuổi các mãnh lực tiêu cực, làm thanh khiết thể xác và tâm hồn” .
- “Thương cảm ai, thưa ngài ?”
- “Có hai loại thương cảm : từ bi đối với một đối tượng nhất định và thương cảm nói chung. Loại thương cảm thứ nhất làm con người sống lại hoặc dẫn dắt người ta nhập định trong một thời gian ngắn. Loại thứ hai : từ bi với nhân loại nói chung, quan tâm tới vận mệnh của loài người. Lòng thương cảm này có khả năng đưa người ta nhập xô-ma-chi sâu khi mà thể xác sẽ được bảo toàn hàng nghìn và hàng triệu năm”.

- “Như vậy là”,-tôi nói,”- sức mạnh tốt lành của lòng từ bi có tính chất tổng hợp: nó có thể là yếu tố chữa bệnh, có thể trả lại phần hồn cho thể xác – làm thân thể sống lại, đồng thời đưa vào trạng thái xô-ma-chi, kể cả gia nhập xô-ma-chi sâu với mục đích gia nhập Quỹ gen nhân loại. Có lẽ sức mạnh của lòng từ bi tháo lơi trường xoắn về phía tích cực, vặn trường xoắn tiêu cực về phía tích cực. Làm thế nào để tăng mãnh lực của lòng từ bi để nó có tác dụng chữa bệnh mạnh hơn, thưa ngài ?”
- “Quan trọng là phải biết phân biệt lòng từ bi chân chính với không đích thực”,-ngài Minh nhận xét.- “Nhiều người làm ra vẻ thương cảm, song thực tế chỉ là mánh khoé, giả vờ, loại từ bi này không có tác dụng tâm thần và chữa bệnh. Lòng từ bi thật sự có sức mạnh tốt lành lớn lao. Trong trường tôi dạy lòng từ bi. Các môn sinh của tôi, sau khi đã học cách thương cảm chân chính đã có ảnh hưởng tốt và tác dụng chữa bệnh đối với những người xung quanh. Ở bên những con người đó thật dễ chịu.”

- “Những người trong ngành y chúng tôi”,- tôi tiếp tục,- “đặc biệt quan tâm tới khả năng làm con người sống lại. Như tôi hiểu qua câu chuyện của chúng ta, lòng từ bi chân chính có sức mạnh xua đuổi tâm năng tiêu cực ra khỏi cả thể xác đã chết, sau đó hồn vẫn có thể quay lại với cơ thể. Nhà ngoại cảm tôi quen Ô-lếch A-đa-mốp ở thành phố chúng tôi có tiếng chữa bệnh tài nghệ nói rằng, thể xác người chết có trường sinh học mà nhà ngoại cảm nhận biết được. Nhưng trường sinh học của người chết, theo lời ông ấy, tỏa ra toàn bệnh hoạn. Từ đây suy ra, không phải mọi thành phần của linh hồn đều rời bỏ thân thể ngay sau khi phần xác chết, mà chúng thể xác không thể hoạt động được. Xin ngài cho biết, liệu có thể dùng sức mạnh của lòng từ bi để sửa đổi trường sinh học bệnh hoạn của người chết và sau đó trả hồn về với thể xác, tức là làm người đó sống lại được không ?”

- “Nếu thể xác bị hủy hoại nặng do chấn thương hoặc bệnh tật và không còn hoạt động được nữa thì hồn không bao giờ trở lại với thân xác. Thể xác là gì ? Thể xác là “công cụ của hồn”. Nói một cách hình tượng : nếu “công cụ” đó được chỉnh lại thì hồn có thể quay lại, nếu “công cụ” hỏng hoàn toàn thì hồn không bao giờ trở lại với thể xác. Hồn đã lìa khỏi xác không dễ gì lấy lại. Hồn đã được tự do, nó chẳng coi trọng thể xác lắm, vì hồn bất tử, nó có nhiều cuộc đời, tức nhiều biến hóa. Người Châu Âu các vị không hiểu được rằng, con người trước hết là hồn chứ không phải xác…”- ngài Minh nói
- “Nhưng không được coi nhẹ vai trò của phần xác ! Nó đã được tạo hóa tạo nên trong quá trình tiến hóa lâu dài và, diễn tả bằng cách nói của ngài, là một “công cụ” rất phức tạp và đắt tiền…”
- “Không được hạ thấp vai trò của thể xác trong trạng thái xô-ma-ch”i,- ngài Minh cắt ngang.
- “Tôi hiểu nhập xô-ma-chi toàn những người khỏe mạnh, những “công cụ” tốt nhất của phần hồn đã được thanh lọc khỏi tâm năng tiêu cực. Ngoài ra, thân thể con người trong trạng thái xô-ma-chi đóng một vai trò vĩ đại là tạo dựng Quỹ gen nhân loại”,- tôi thốt lên
- “Khi nhập xô-ma-chi hồn không biến hóa vào thân xác khác, mà chờ đợi để quay lại với thân xác của mình. Hồn giữ liên lạc chính là với phần xác đó hàng trăm, hàng nghìn và hàng triệu năm. Khi có quyết định là hồn phải quay về với thân xác, lúc đó thân thể sẽ sống lại”,- ngài Minh trả lời.

- “Ai quyết định hồn phải trở lại với thân xác ?”
- “Đấng Trí Tôn. Lúc đó phải xem xét nhiều yếu tố : điều kiện sống trên trái đất, tình trạng của thân thể và các vấn đề khác. Trong việc này có sự đóng góp tích cực của phần hồn”.
- “Trong văn học thần bí chẳng hạn của Bậc được bí truyền E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a có khái niệm “sợi chỉ bạc” nối phần hồn với phần xác đã chết trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu “sợi chỉ bạc” bị đứt thì hồn sẽ không tìm được thể xác. Liệu “sợi chỉ bạc” có thể bảo toàn nghìn và triệu năm trong trạng thái xô-ma-chi không, thưa ngài ?” – Va-lê-ri Lô-ban-cốp hỏi.
- “Vâng, trong trạng thái nhập xô-ma-chi, hồn luôn luôn liên hệ với thể xác của mình, dù xô-ma-chi có kéo dài bao lâu đi nữa”,- ngài Minh đáp.
- “Vậy hồn còn liên hệ với phần xác trong bao lâu, sau khi thân thể đã chết ?” – tôi hỏi.
- “Tôi khó giải đáp câu hỏi này”,- ngài Minh đáp,- “Nhưng tôi biết con người chỉ có thể hồi sinh trong vòng bốn ngày sau khi chết. Xác chết không được để lạnh như trong nhà xác vẫn làm và cũng không được để nơi có độ dương. Khi xác chết bị ướp lạnh, các tinh thể băng nhỏ li ti phá hủy các tế bào của cơ thể, còn để ở nơi ấm, thân xác dễ bị phân hủy. Trong cả hai trường hợp không thể làm người sống lại”.

- “Nhiệt độ nào thích hợp nhất để bảo quản xác chết trong thời gian bốn ngày ?” - Va-lê-ri Lô-ban-cốp hỏi.
- “Nhiệt độ gần với số không …”
- “Khi mổ loại bỏ vảy cá mắt, bác sĩ nhãn khoa vĩ đại người Nga Vờ-la-đi-mia Pết-nô-vích Phi-la-tốp, đã ghép giác mạc của một tử thi được bảo toàn trong thời gian 3-4 ngày ở nhiệt độ +4oC. Liệu ông ta có dựa vào nguyên lý mà ngài vừa nói không ? Phải nói V.P. Phi-la-tốp là người hiểu biết rộng về tôn giáo”.
- “Có thể lắm”,- ngài Minh đáp.- “Xin ông lưu ý nhiệt độ gần điểm không là điều kiện bắt buộc để bảo toàn thân thể trong trạng thái xô-ma-chi”.


Dù sao tôi vẫn thấy có mối liên hệ nào đó giữa sự sống lại và xô-ma-chi. Trong trạng thái xô-ma-chi thân thể được thanh lọc khỏi năng lượng tiêu cực, tức là trường xoắn được tháo lơi về phía tích cực. Khi chết thân thể người ta bị nhồi đầy năng lượng tiêu cực (như nhà ngoại cảm Ô-lếch A-đa-mốp từng nói). Chỉ cần dùng tâm năng thiện tháo lơi các trường xoắn tiêu cực sau khi chết là tử thi chuyển sang trạng thái tựa như xô-ma-chi và hồn lại quay về. Bởi có phải ai cũng chết vì những tổn thương nặng, chẳng hạn ung thư có di căn, não bị phá hủy v.v… Rất nhiều trường hợp người ta chết vì sốc quá mẫn, choáng, sốc do bị nhiễm độc… khi mà các biến đổi trong cơ thể khả hồi. Hoặc tim ngừng đập do sốc điện. Thậm chí ngay với trường hợp nhồi máu cơ tim không phải lúc nào mổ xác cũng tìm thấy dấu hiệu hoại thư cơ tim. Trong các trường hợp như vậy tiến hành hồi sinh trong vòng 4 ngày, bảo quản tử thi ở nhiệt độ +4oC là hợp lý. Nhưng nhờ sức mạnh nào có thể tháo lơi các trường xoắn của tử thi về phía tích cực, thưa ngài ?

- “Nhờ sức mạnh của lòng từ bi”,- ngài Minh đáp
- “Thế lòng từ bi có đủ mạnh không ?” – tôi hỏi
- “Có thể tằng cường bằng cách tham thiền”.
- “Nhưng trong thực tiễn y học phương Đông không thấy nhiều trường hợp hồi sinh…”
- “Vâng, đúng như vậy”.
- “Có thể nên làm các máy tăng tần số siêu cao để nâng cao hiệu quả năng lượng thiện của lòng từ bi. Tiếc thay, nền văn minh của chúng ta đã để mất chức năng “con mắt thứ ba”, mà hình như đã có chức năng giống như cái máy phát vừa nêu,- Va-lê-ri nói và tôi cũng ủng hộ anh ta. Có lẽ các nền văn minh trước đây có nguồn năng lượng sinh học phát triển hơn và “con mắt thứ ba” hoạt động tốt nên có thể việc tiến hành hồi sinh người của họ kết quả hơn. Việc hồi sinh con người trong vòng bốn ngày sau khi chết đối với họ là chuyện thường, giống như ta tiến hành hồi sức trong thời gian 3 – 5 phút sau khi chết”.

- “Tôi biết ít về lịch sử nhân loại. Về vấn đề này Bậc được bí truyền của các vị là Bờ-la-vát-cai-a đã viết tỉ mỉ trong cuốn “Học thuyết bí ẩn”,- ngài Minh đáp.
- “Những điều ngài vừa nói dẫn đến một kết luận”,-tôi chưa định im,-“ việc ghép các bộ phận và mô có thể tiến hành trong vòng bốn ngày sau khi chết, bảo quản thi thể ở nhiệt độ gần điểm không. Tôi lại sực nhớ thiên tài của V.P. Phi-la-tốp. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra với phần hồn, khi cấy một bộ phận lớn (gan, tim, …), bởi một bộ phận phải mang các yếu tố của sinh trường ?”
- “Mọi cái đều phụ thuộc vào mãnh lực của linh hồn”,- ngài Minh bắt đầu câu chuyện,- “Nếu linh hồn của người được ghép yếu ớt thì sinh trường của bộ phận dùng để ghép có thể ảnh hưởng mạnh mẽ. Trong giáo lý của chúng tôi có khái niệm “hồn tiến hóa”. Tôi lấy một ví dụ đã được mô tả trong sách. Mi-nhê-ra-pa là người theo phái yoga nổi tiếng ở Tây Tạng, nhìn thấy cảnh con trai của người thầy ông ta là Máp-pa chết trong một tai nạn xe hơi. Thân thể người con trai này bị hủy hoại nặng và không thể sống được nữa. Thấy thế Map-pa dùng sức mạnh của yoga chuyển hồn người con trai vào thân thể người nông dân đang đi qua đấy. Người nông phu trở thành như cậu con trai của Máp-pa. Phần hồn trước đây của người nông dân, nói một cách hình tượng, “bị đuổi khỏi” phần xác, vì yếu hơn. Con trai của Máp-pa ở trong người khác, nhưng vẫn cảm thấy mình không phải anh nhà nông mà là con trai của thầy dạy yoga”.

- “Như vậy là Máp-pa đã giết bác nông dân, giải thoát phần xác của bác ta cho phần hồn của con trai mình ?”
- “Máp-pa đã gửi hồn của bác nông dân lên trời, bởi vai trò của bác ta trong đời sống trần gian nhỏ hơn của con trai ông”- ngài Minh giải đáp.

Tới đây xin phép được bổ sung dữ liệu do chuyên gia trường vật lý, tôi và Va-len-chi-na Ia-cốp-lê-va soạn :
Sinh, tử và xô-ma-chi có nhiều nguyên tắc chung và đồng thời hoàn toàn đối lập.

Khi Sinh :
đứa trẻ được truyền sang một số bộ phận cấu thành phần linh hồn, tức là các trường có tần số thấp đảm bảo thể xác hoạt động theo kiểu “người thực vật”.

Với cái hít vào đầu tiên của đứa bé, hồn nhập vào thể xác bé, nó cho khởi động thể trí (khả năng suy nghĩ, tư duy), bộ phận đầu thai của linh hồn (trí nhớ về các kiếp trước), v.v… Não bộ bắt đầu hoạt động và tháo lơi các trường xoắn của linh hồn. Con người trở nên con người. Đứa bé chưa phải là đứa con của bạn, vì còn phụ thuộc hồn nào sẽ nhập vào nó.

Sự phát triển tinh thần của con người thuộc nền văn minh của chúng ta bắt đầu từ số không. Ví sao vậy ? Nền văn minh trước đây của người Át-lan đã sử dụng các kinh nghiệm tiếp thu được, do tiếp cận với Trường thông tin toàn thể, không chỉ vào việc Thiện, mà cả điều Ác. Vì thế, khi nhập vào thể xác đứa trẻ của nền văn minh chúng ta, hồn tách khỏi trường thông tin toàn thể. Đấy chính là biểu hiện của nguyên lý “SoHm” – hãy tự thể hiện mình. Hồn của con người ngày nay chỉ có những khả năng, tức tiềm năng khởi thủy, do các kiếp trước định đoạt (luân hồi). Những đứa trẻ thiên tài là do khi sinh ra thể xác đã thu nạp cái hồn chưa mất hẳn mối liên hệ với Trường thông tin toàn thể, tức nhiều hay ít có sự vi phạm nguyên tắc “SoHm”.

Khi Chết : hồn lìa khỏi xác, vẫn liên hệ với thân thể, có lẽ trong thời hạn 40 ngày. Mối liên hệ này, mà nhờ đó, hồn có thể tìm ra xác được gọi là “sợi chỉ bạc”. “Sợi chỉ bạc” – đó là nguyên tắc của Đấng Trí Tôn, cho phép hy vọng đến cùng hồn sẽ quay về với thân xác của nó. Khi ngủ say, hồn “dạo chơi”, nhưng vẫn giữ “sợi chỉ bạc” với thân xác. Bởi vậy, không nên đánh thức đột ngột người đang ngủ say, vì hồn có thể không kịp tìm ra xác của mình. Cũng vì lý do đó, đánh thức con trẻ là có tội.

Ba ngày sau khi chết đến lượt thể acther ra đi, chín ngày sau là thể astral. Thể xác có thể sống lại, nếu hồn quay lại đó. Não có nhiệm vụ tháo lơi các trường xoắn của linh hồn không thể hoạt động thiếu phần hồn. Bảo toàn thể xác, trước tiên là bộ não, có thể thực hiện được ở nhiệt độ +4oC. Nhiệt độ +4oC thường thấy ở nơi hang động : ở nhiệt độ này nước trở nên đậm đặc hơn.

Trong trạng thái xô-ma-chi : “sợi chỉ bạc” nối phần hồn với phần xác được bảo toàn vô thời hạn hàng nghìn, hàng triệu năm. Việc kéo dài thời hạn xô-ma-chi không chỉ phụ thuộc vào mức độ bảo toàn của thể xác mà còn do Đấng Trí Tôn quyết định giữ hay cắt đứt “sợi chỉ bạc” nối phần hồn với phần xác.

Có thể kéo dài trạng thái xô-ma-chi ở nhiệt độ +4oC hay gặp trong hang động và dưới nước. Hình như có được trạng thái bất động như đá (tức rắn lại) là do trạng thái nước trong mô thay đổi. Ở nhiệt độ +4oC nước không chỉ có độ đậm đặc hơn cả mà còn chuyển sang một trạng thái đặc biệt. Ta biết nước có ba dạng : lỏng, khí và rắn. Nhiều khả năng là ở trạng thái xô-ma-chi như Va-len-chi-na Ia-cốp-lê-va quan niệm, nước chuyển hóa sang dạng thứ tư mà khoa học chưa biết tới. Chính trạng thái thứ tư của nước trong mô đã làm ngưng mọi quá trình trao đổi chất và chuyển các mô của người sang trạng thái rắn hơn, mà không phá hủy các tổ chức này. Các trường xoắn tích cực có khả năng chuyển nước của cơ thể sang trạng thái này dưới tác dụng của tham thiền, có thể chuyển thông tin về sự biến đổi trạng thái nước và ngừng chuyển hóa.

Nước chuyển thông tin như thế nào ? Xung quanh vấn đề này có nhiều giả thuyết. Nhưng chắc là có một nguyên tắc truyền tin rất sâu kín. Chúng ta biết rằng vũ trụ gồm chủ yếu là nước. Trường thông tin toàn thể, mà chủ yếu có tính chất sóng, hình như cũng có liên hệ với sóng. Có thể dự đoán rằng, việc truyền tin bằng sóng được thực hiện thông qua hydro của nước. Các trường xoắn của linh hồn có lẽ cũng có thể tác động lên khinh khí của nước.

Khi Luân hồi : hồn nào yếu hơn sẽ bị “đuổi” khỏi thể xác và một hồn khác mạnh mẽ hơn sẽ thế chỗ.

- “Theo ngài, con người ngày nay thiếu cái gì ? “– tôi hỏi
- “Con mắt thứ ba”.

Chương III
LẠI CHUYỆN VỀ “CON MẮT THỨ BA”.



- “Đạo Phật”,- tôi bắt đầu kể,- “chia mắt thành 5 loại :

1. Mắt bằng xương bằng thịt (fleshly eye), tức hai con mắt bình thường của chúng ta.

2. Mắt tiên tri (divine eye), tức con mắt có thể nhìn xa trông rộng. Nói cách khác, có thể sử dụng con mắt này để nhìn vào Trường thông tin toàn thể và kết quả là có thể dự đoán điều gì đó.

3. Con mắt anh minh (wishdom eye), tức con mắt giúp ta nhìn vào phần hồn của chính mình và phân tích để nhận ra chân lý : sự sống trước hết là tâm hồn chứ không phải thể xác của bạn.

4. Cặp mắt của Dhamma (Dhamma eye), tức cặp mắt giúp thực hiện giáo lý của Đức Phật, mà theo tôi có thể hiểu là khả năng lĩnh hội học thuyết của Đức Phật vốn rất phức tạp.

5. Đôi mắt của Phật (Buddha eye), tức đôi mắt của bậc Thầy. Tôi nghĩ có thể hiểu đó là cặp mắt của con người được bí truyền kinh nghiệm của các nền văn minh trước đây.

- “Sao, con người có thể cùng một lúc có năm con mắt ư ?” – cô gái I-xra-en hỏi.
- “Theo tôi, “con mắt” trong đạo Phật được hiểu là khả năng cảm nhận và phân tích các trạng thái nội tâm”.
- “Vậy Đức Phật có đôi mắt như thế nào ?” - cô gái I-xra-en chưa chịu im
- “Theo như một học giả lớn của Tây Tạng (ngài Minh) cho biết, thì chỉ Đức Phật mới có “con mắt thứ ba”, ở người thường con mắt này kém phát triển. Nhưng “con mắt thứ ba” không bao giờ giống con mắt, ngay của Đức Phật cũng vậy. Nhưng người ta biết có con mắt đó, vì ở vùng trán của ngài từng đợt phát ra tia sáng. Nhờ tia sáng này, Đức Phật đã tập hợp mọi người đến nghe ngài thuyết giáo. Tia phát ra từ trán Đức Phật có thể có năm màu : trắng, xanh lam, xanh lục, vàng, đỏ”.
- “Ôi, kỳ lạ quá”, - cô gái I-xra-en nói.
- “Cậu “Nga mới” sau khi nghe Va-len-chi-a dịch liền hỏi.
- “Trên trán Đức Phật có nguồn ánh sáng à ?”
- “Theo tôi, đó là hiệu quả biến đổi tâm năng thành năng lượng ánh sang”,- Va-lê-ri Lô-ban-cốp đáp,- “có lẽ mọi người đã nghe nói đến thuật điều khiển từ xa, dùng năng lượng có thể di chuyển, chẳng hạn cái cốc trên bàn. Tựa như vậy, năng lượng tinh thần có thể cho hiệu quả ánh sáng.”
- “Xin ông kể tỉ mỉ về “con mắt thứ ba”. Dù sao thì tôi đến đây cũng là để phát triển con mắt đó,”- cô gái Ai-len nài nỉ.
- “Con mắt thứ ba” là một bộ phận của não bộ”,- Va-lê-ri Lô-ban-cốp kể. – “Nếu não tháo lơi các trường xoắn của tâm hồn thì “con mắt thứ ba” điều chỉnh phần cấu thành tâm hồn sang tần số của các trường xoắn. Có thể nói tới ba chức năng của “con mắt thứ ba” :

- Chức năng trí tuệ, tức điều chỉnh sang tần số liên lạc với Đấng Trí Tôn. Hình như các Bậc được bí truyền (ví dụ như E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a) đã sử dụng “con mắt thứ ba” phát triển của họ và có thể tự điều chỉnh sang các tần số của Trường thông tin toàn thể.

- Chức năng tham thiền, tức điều chỉnh sang tần số có cấp độ khác nhau của các trường xoắn của chính tâm hồn mình. Được biết, có 112 kiểu tham thiền, có nghĩa là phải có sự điều chỉnh riêng phù hợp với tần số của mỗi kiểu.
- Chức năng thị giác bên trong, tức điều chỉnh sang tần số các trường xoắn của các cơ quan khác nhau, kết quả là có thể nhìn thấy bộ phận cơ thể và các căn bệnh của chúng.
- “Ở trẻ em, “con mắt thứ ba” tồn tại như một cơ quan thô sơ, đó là kỷ niệm về “con mắt thứ ba” đã phát triển ở những người thuộc các nền văn minh trước đây”,- Va-lê-ri tiếp tục kể,- “các vị hãy nhớ lại tư liệu thư tịch Hy Lạp và La Mã cổ đại kể rằng, người Át-lan chỉ nhìn mà có thể di chuyển những khối đá khổng lồ. Hiểu như thế nào đây ? Bằng “con mắt thứ ba” của mình, họ có thể tự điều chỉnh sang tần số các trường của đá và tháo lơi các trường xoắn, sao cho chúng ngăn cản lực hấp dẫn. Lúc đó, khối đá như thể nhẹ đi, còn sau khi thay đổi hướng tháo lơi các trường xoắn của đá có thể di chuyển chúng”.

- “Để giải đáp câu hỏi “con mắt thứ ba” đã phát triển và thái hóa như thế nào cần phải biết lịch sử phát triển các chủng tộc loài người. Sách báo nói về vấn đề này chủ yếu như nhau cả, chỉ có E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a trong cuốn “Học thuyết bí ẩn” là nói rõ hơn cả. Với E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a khái niệm “chủng tộc loài người” được hiểu không phải là các dân tộc mà là các nền văn minh. Chẳng hạn chủng tộc thứ Nhất đó là nền văn minh của những con người trên trái đất. Trong cuốn sách đề cập nguồn kiến thức của mình, bà viết như thể có ai đó đọc cho bà ghi. Bà hoàn toàn tin rằng, thông qua bà, Đấng Trí Tôn đã chuyển cho người ngày nay các dữ liệu về lịch sử phát triển loài người trên trái đất. Tôi không có cơ sở để không tin bà, bởi những gì bà đã viết trong cuốn sách của bà trùng khớp với các và thông tin khoa học. Đây là một công trình cơ bản nhất. Bờ-la-vát-cai-a viết rằng, trước chúng ta, trên trái đất có bốn chủng tộc người. Chủng tộc chúng ta là thứ Năm.

- “Như vậy là trên trái đất, theo Bờ-la-vát-cai-a đã có năm chủng tộc người, chúng ta là thứ Năm”,- tôi nói tiếp.- “Sự sống trên trái đất xuất hiện do vật chất cô đặc mấy triệu năm về trước. Con người, động vật và thực vật xuất hiện đồng thời”. Chủng tộc sau có nguồn gốc từ chủng tộc trước :

+ Chủng tộc người đầu tiên, gọi là “tự sinh” đã xuất hiện trên trái đất dưới dạng những thể nhẹ nhàng do thế giới tâm linh tức thế giới của năng lượng tinh thần cô đặc. Đó những người giống như thiên thần, có thể dễ dàng đi qua tường và các vật rắn khác. Trông họ như các hình hài không xương thịt, tự phát sáng như ánh trăng và có chiều cao 40 - 50 mét. Vật thể mềm mại nguyên sinh của con người thuộc chủng tộc thứ Nhất được cấu tạo không bằng thứ vật chất như của người trần mắt thịt chúng ta, nó có tính sóng nhiều hơn. Họ là những người một mắt; chức năng con mắt duy nhất này lại thuộc cái tương tự “con mắt thứ ba” đảm nhiệm việc liên hệ từ xa với thế giới xung quanh và Đấng Trí Tôn. Người chủng tộc đầu tiên sinh sản vô tính, bằng cách phân chia và đâm chồi. Họ không có ngôn ngữ, giao tiếp bằng cách “truyền ý nghĩ”. Họ có thể sống ở mọi nhiệt độ.

+ Chủng tộc thứ Hai, gọi là “người không xương”, xuất hiện thay thế chủng tộc đầu tiên. Những người này cũng giống ma, nhưng đặc hơn chủng tộc thứ Nhất. Họ cũng chỉ có một mắt và giao tiếp bằng cách truyền ý nghĩ. Người chủng tộc thứ Hai vàng óng ánh. Sinh sản bằng cách đâm chồi và hình thành bào tử, nhưng cuối giai đoạn sống của chủng tộc người thứ Hai xuất hiện người ái nam, ái nữ tức là người đàn ông và người đàn bà ở trong cùng một thân thể.

+ Chủng tộc người thứ Ba, gọi là “Lê-mu-ri”, thay thế chủng tộc người thứ Hai, chia thành Lê-mu-ri sơ kỳ và Lê-mu-ri hậu kỳ.

Người Lê-mu-ri sơ kỳ cao đến 20 mét và thể xác của họ đặc hơn nhiều nên không thể gọi như ma được nữa. Họ có xương. Người lưỡng giới này tích lũy dần các dấu hiệu nam tính, trường hợp khác dấu hiệu nữ tính, kết quả là có sự phân chia giới và xuất hiện sinh sản sinh dục. Người Lê-mu-ri có hai mặt và bốn tay. Hai mắt ở phía trước, “con mắt thứ ba” ở đằng sau như thể họ có hai bộ mặt vậy. Hai tay “phục dịch” phần trước thân thể, hai tay “phục dịch” phần sau. Hai con mắt phía trước có chức năng thị giác, mắt sau chủ yếu là thị giác tinh thần. Họ có màu vàng óng ánh. Giao tiếp bằng cách truyền ý nghĩ.

Lê-mu-ri hậu kỳ hoặc Lê-mu-ri – Át-lan là những người phát triển cao hơn cả trên trái đất, có trình độ công nghệ rất cao. Ví dụ công trình của họ có thể bao gồm tượng Nhân sư ở Ai Cập, khu phế tích khổng lồ Xô-lu-bê-ri (nước Anh), một số tượng ở Nam Mỹ, v.v… Chiều cao người Lê-mu-ri hậu kỳ là 7-8 mét. Họ có hai mắt và hai tay. “Con mắt thứ ba” tụt vào trong sọ. Nước da có màu vàng hoặc đỏ. Họ nói thứ tiếng đơn âm mà hiện nay dân chúng vùng Đông-Nam của trái đất vẫn sử dụng. E. Bờ-la-vát-cai-a cho rằng con cháu của người Lê-mu-ri hậu kỳ là thổ dân đầu phẳng của Châu Úc, họ đã sống sót và phát triển theo hướng hoang hóa trên lục địa Úc biệt lập từ thời xa xưa.

+ Chủng tộc thứ Tư là người Át-lan. Người Át-lan có hai mắt thể chất, còn “con mắt thứ ba” nằm sâu trong sọ, nhưng hoạt động tốt. Họ có hai tay. Cao 3 - 4 mét, nhưng đến cuối giai đoạn sinh tồn của người Át-lan, họ nhỏ đi. Một bộ phận người Át-lan có màu da vàng, một bộ phận màu đen, một bộ phận nâu và một bộ phận màu đỏ. Vào các thời kỳ cuối cư dân Át-lan-tích phần lớn là người Át-lan da vàng và da đen, họ đánh nhau thường xuyên. Ban đầu họ nói thứ tiếng ngưng kết, hiện giờ một vài bộ lạc thổ dân Nam Mỹ vẫn dùng. Sau này phát triển dần thành ngôn ngữ biến hình tức ngôn ngữ phát triển cao, là cơ sở của các ngôn ngữ hiện đại. Ngôn ngữ biến hình của người Át-lan là gốc gác của tiếng Phạn bây giờ là ngôn ngữ thần bí của các Bậc được bí truyền.

Nền văn minh của người Át-lan khá cao. Họ tiếp nhận kinh nghiệm bằng cách nhập vào Trường thông tin toàn thể, họ biết thôi miên từ xa, truyền ý nghĩ qua khoảng cách, có thể tác động lên lực hấp dẫn, có các thiết bị bay (vi-ma-na), xây dựng các ngẫu tượng bằng đá trên đảo Pát-khi, kim tự tháp Ai Cập và nhiều đài kỷ niệm thời cổ đại thần bí khác.

+ Chủng tộc người thứ Năm, tức chủng tộc chúng ta, trong thư tịch thần bí gọi là chủng tộc A-ri-ăng, xuất hiện khi vẫn còn người Át-lan hậu kỳ. Một bộ phận lớn chủng tộc thứ Năm trở nên hoang dã và không thể sử dụng kinh nghiệm của người Át-lan để tự phát triển. Người chủng tộc thứ Năm ban đầu cao đến 2 - 3 mét, sau nhỏ dần. “Con mắt thứ ba” hoàn toàn không còn chức năng gì, kết quả là mất liên lạc với Trường thông tin toàn thể và không thể sử dụng được những kinh nghiệm thu nhận được từ đó. Người chủng tộc thứ Năm dần dần có ngoại hình của người ngày nay.

- “Vậy là hai chủng tộc đầu tiên (người một mắt)”, - tôi nói tiếp,- “chỉ có cái mà ta gọi là “con mắt thứ ba” và chỉ sử dụng mỗi cái đó trong cuộc sống. Chủng tộc thứ Ba (có hai mặt) ngoài “con mắt thứ ba” ở sau gáy còn có hai mắt thể chất phía trước được dùng để nhìn thế giới vật thể và hỗ trợ “con mắt thứ ba”. Ở người chủng tộc thứ Tư (người Át-lan), “con mắt thứ ba” tụt vào trong sọ nhưng chức năng vẫn còn.. Đến chủng tộc thứ Năm (chúng ta), “con mắt thứ ba” còn lại là cơ quan thô sơ gọi là đầu xương. Nhưng có xu hướng là chủng tộc chúng ta lại phát triển “con mắt thứ ba”. Người Át-lan khi cảm thấy “con mắt thứ ba” thái hóa đã cố kích thích nhân tạo. Còn chúng ta bây giờ cũng có trường lớp dạy tham thiền, mà như chúng ta biết, chính là để phát triển chức năng của “con mắt thứ ba”. Và chị đến đây cũng là để tăng cường hoạt động của “con mắt thứ ba” của mình”,- tôi nói và nhìn sang cô gái người Ai-len.

- “Tại sao lại gọi là “con mắt thứ ba”, nếu nó nằm trong sọ ? “– cô gái Ai-len hỏi.
- “Các nhà giải phẫu thấy rằng, trong quá trình phát triển phôi, “con mắt thứ ba” đã hình thành theo đúng kiểu con mắt”.

Chuyện đó rõ quá, vì hai chủng tộc đầu tiên chỉ có mỗi một mắt, chính con mắt mà chúng ta gọi là “thứ ba” đấy. E. Bờ-la-vát-cai-a cũng đã chỉ ra điều đó. Tâm linh phát triển càng cao thì đầu xương, vốn là “con mắt thứ ba”, càng phát triển.

No comments: